KỸ THUẬT TRỒNG ỚT

Ớt là một loại cây gia vị thường dùng ở nước ta, ớt có thể trồng quanh năm ở những nơi có điều kiện thuận lợi, ớt thích hợp với nhiệt độ cao từ 25 – 30 . ớt có thể trồng được quanh năm nhưng thường tập trung vào 3 vụ chính

  • Vụ Thu Đông : Gieo vào tháng 9 và thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau. Đây còn gọi là chính vụ, trong vụ này cây sinh trưởng tốt năng suất cao ít sâu bệnh
  • Vụ Đông Xuân: Gieo vào tháng 11 – 12, thu hoạch vào tháng 2 đến tháng 6 năm sau.
  • Vụ Xuân Hè : Gieo vào tháng 2 – 3 thu hoạch vào tháng 4 đến tháng 8 năm sau.

  1. Chuẩn bị đất trồng
  • Chọn đất: thoát nước tốt có cơ cấu thoáng xốp như đất cát pha, đất thịt pha cát, đất phù sa ven sông, đất canh tác lúa. Đất không hoặc ít nhiễm phèn mặn, có hàm lượng dinh dưỡng khá, Ph đất từ 5.5 – 6.5. tốt nhất nên gần nguồn nước tưới và có hệ thống tưới thuận tiện, giao thông vận chuyển thuận lợi.
  • Kĩ thuật làm: Làm đất kĩ, cày xới sâu 20 – 25 cm, dọn sạch cỏ dại, tàn dư trên ruộng, phơi ải 10 – 15 ngày sau đó lên luống : cao 20cm ( tùy từng vụ và vùng trồng), rộng 1m.
  1. Gieo hạt
  • Ngâm ủ hạt giống:

Lượng hạt giống cần cho 1ha tùy thuộc vào giống và tỉ lệ nảy mầm, trung bình khoảng 150 – 200g/ ha. Ngâm hạt giống trong nước sạch khoảng 4 – 6 giờ, sau đó vớt ra ngâm với thuốc trừ nấm Funomy (tỉ lệ 1g thuốc pha với 1 lít nước) trong 30 phút, vớt hạt ra để ráo nước. Cho hạt gói vào giấy ẩm và bỏ vào túi nilong buộc lại để giữ ẩm cho hạt tránh thoát hơi nước để hạt dễ nảy mầm. Ủ túi hạt ở nhiệt độ từ 27 – 28 . Thường thì sau 48h  sau khi ủ là hạt nứt nanh nảy mầm và có thể đem gieo được. Đừng để rẽ dài quá làm cây mầm lên yếu, dễ bị gãy mầm.

Chuẩn bị gieo hạt: Nên gieo hạt vào bầu đất, thành phần bầu đất thường tỉ lệ:

Đất mặt tươi xốp: 50%

Phân chuồng hoai mục 29%

Tro trấu : 20%

Phân lân : 0.5 – 1 %

Vôi : 0.2%

Khi cây có 3 – 5 lá thật, có thể mang gieo ngoài ruộng, chọn những cây sinh trưởng khỏe, không sâu bệnh.

  • Khoảng cách trồng :
  • Vào mùa khô: Hàng đôi cách hàng đôi 1,2 – 1,4m. hàng cách hàng của hàng đôi 0.6m, cây cách cây trên hàng: 0.7; mật độ trung bình từ 1.800 – 2000 cây/ 1000m
  • Vào mùa mưa: Hàng cách hàng từ 1.2 – 1.4m, cây cách cây trên hàng 0.7m, mật độ trung bình từ 1.300 – 1.500 cây/ 1000m2
  1. Chăm sóc

Tưới nước: sau khi trồng cây ra ruộng thì cần đảm bảo đủ độ ẩm để cây hồi xanh, tưới nước thường xuyên sáng và tối khoảng 1 tuần. Sau khi cây lớn tùy thuộc điều kiện có thể tưới rãnh bơm nước vào rãnh. Đây là phương pháp tưới tốt nhất,tiết kiệm được nước, giữ ẩm lâu và tăng khả năng sử dụng phân bón. Mùa mưa thì cần đảm bảo thoát nước tốt. Trong thời gian cây ra hoa và kết trái cần cung cấp đủ nước để ngăn ngừa rụng hoa, rụng trái, làm giảm nưng suất.

Tỉa nhánh: Tía bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây phân tán rộng và gốc cây thông thoáng hạn chế sâu, nấm bệnh nảy sinh và phát triển. Nên tỉa cành lkucs nắng ráo.

Làm giàn: Giàn thường được làm bằng cây tre, nứa hay bằng dây ni lông. Giàn giúp giữ cho cây đứng vững, thu quả dễ hơn, kéo dài thời gian thu hoạch và hạn chế quả bị sâu bệnh do đỗ ngã..

Cây ớt mang nhiều quả khi gặp gió mạnh dễ đổ ngã, nên cắm cọc so le (cọc dài khoảng 1m) chống đỡ, cắm xiên buộc vào thân chính, có thể dùng dây nylon giăng dọc theo hàng để đỡ cành mang quả.

Phân bón gốc:

Bón lót: 1 – 1,5 tấn phân chuồng đã ủ hoai mục + 20 kg phân N.P.K  tỉ lệ  16-16-8 + 1 kg Bón thúc lần 1 (25 – 30 ngày sau trồng): 30 kg N.P.K 16-16-8

Bón thúc lần 2 (45 – 50 ngày sau trồng): 30 kg N.P.K 16-16-8 + 5 kg Ure + 5 kg Nitrabor.

Nên bón bổ sung cho cây khi đang thu hoạch quả thêm  20 kg N.P.K 16-16-8

Phân bón lá:

Ngoài các lần bón phân thúc chính thức thì nên dùng phân bón lá nhằm mục đích bổ sung những dưỡng chất cây đang thiếu hoặc khó hấp thu qua rễ để giúp cây sinh trưởng khỏe, chắc chắn, cho năng suất cao, quả có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, tăng sức đề kháng với sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất lợi.

Không nên lạm dụng các chất kích thích tăng trưởng hoặc phân bón lá có chất kích thích tăng trưởng cho cây, nhất là khi cây đang nuôi quả, vì lúc này cây sẽ dễ mẫn cảm với bệnh hại và làm giảm phẩm chất quả.

Ngày thứ 7 và ngày thứ 14 sau khi trồng:  Phun Hydrophos liều 50 ml/bình 16 lít,để giúp cây chống đổ, cây thành thục và ra hoa sớm, ra hoa đồng loạt.

Sau trồng 20- 27 ngày: phun Bud Booster, có chứa kẽm, ma-giê, bo nhằm tăng  khả năng quang hợp, dưỡng lá, cây có bộ tán sum suê nhưng cứng chắc, lá xanh bền, tăng đề kháng với sâu bệnh hại. Liều lượng 20 g/bình 16 lít.

Sau trồng 30 -37 ngày: phun Bortrac (20 ml/bình 16 lít) giúp cây thụ phấn và đậu quả tốt.

Khi quả đang phát triển lúc này cây cần rất nhiều can-xi và kali để tạo trái có vỏ dày, cứng chắc, mẫu mã đẹp, ít úng thối, phòng ngừa nổ, nứt quả. Nên phun 2 loại phân bón lá Caltrac + HỢP TRÍ HK 7-5-44+TE (15 ml + 40 g/bình 16 lít), 5 – 6 ngày/lần phun.

5.Thu hoạch

Thu hoạch khi quả bắt đầu chuyển màu từ xanh sang đỏ hay vàng, trắng tùy theo từng giống, ngắt cả cuống, tránh làm gãy nhánh. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần.

Thông thường  35 – 40 ngày sau khi đậu quả có thể bắt đầu chín và thu hoạch được. Nếu chăm sóc tốt, bón phân đầy đủ có thể cho thu hái quả sớm hơn.

Leave a Comment