Nên trồng bưởi ghép hay bưởi chiết

Từ những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước, người ta đã ghép mắt của giống bưởi đỏ Luận Văn vào gốc bưởi chua của vùng Ngọc Lặc, nhưng bưởi trồng lên không ăn được. VÌ vậy chưa thể khuyến khích việc nhân giống bưởi đỏ Luận Văn tiến vua bằng phương pháp ghép. Lấy giống nào làm gốc ghép, lấy dòng bưởi đỏ luận văn nào trong gần chục dòng thuần để cho mắt ghép là việc làm đang chờ đợi các nhà kỹ thuật khảo nghiệm. Không ai phủ nhận việc nhân giống cây bằng pp ghép, nhưng trước khi đưa cây ghéo làm giống ra bán cho nông dân cần phải thử…. có ăn được hay không

Có khá nhiều quan điểm khác nhau về chọn loại giống,có người thích cây gieo hạt vì cây khỏe,cũng có người lại thích bưởi ghép mắt để nhanh thu. Nhưng đúng đắn hơn cả là cây giống phải bền,tức số năm cho thu hoạch kéo dài đồng thời  quả phải ngon,thuần không bị lai tạo.

Thỏa mãn những tiêu chí đó chỉ có giống bưởi chiết cành, đây cũng là loại được ưa chuộng nhất hiện nay,bởi cây có tỷ lệ sống cao,thời gian bói quả chỉ 2 – 3 năm,đặc biệt yếu tố di truyền đạt trên 90%. Nếu bạn hỏi các vườn bưởi có tiếng,nhân giống bưởi  theo hình thức nào tốt nhất thì đáp án chỉ có một đó là chiết. Trồng bưởi chiết sẽ giúp cây con giữ được những đặc tính quý từ cây mẹ,sau khi ra giống cây sẽ phát triển rất nhanh,tiết kiệm được chi phí phân bón và thuốc trừ sâu. Chưa kể thời gian cây cho ra những trái đầu tiên chỉ chừng 3 năm,sau 5 năm thì chính thức thu hoạch được, cây rất bền khả năng thâm canh tốt …

 

Tuy nhiên phương pháp này cũng có những nhược điểm nhất định,dễ thấy nhất là cây mẹ được chọn để làm giống sẽ chịu tác động không nhỏ,nếu quá lạm dụng mà lực không tốt sẽ bị chột cây dẫn đến không thể tiếp tục ra hoa và đậu quả được nữa.

Với những ưu điểm đó tất nhiên giá giống bưởi loại chiết cành sẽ cao hơn. Nhiều người ở đây thường có tâm lý thấy rẻ là mua,nhưng khi so sánh với số tiền chăm bón thì tiền mua giống chẳng thấm vào đâu. Mà rõ ràng ai cũng hiểu tầm quan trọng của việc cây giống tốt,vậy tại sao không đầu tư thêm 1 chút để đảm bảo hiệu quả về sau?

Với bưởi ghép:  hình thức này cũng có những ưu điểm nhất định đặc biệt với người làm giống bởi,nó kế thừa được đặc tính tốt của gốc ghép,đồng thời khả năng chống chịu tốt nhanh thích nghi với đất trồng. Cụ thể người ta thường ghép với cây Bòng(hay cây Thì Đà) là loại cây phát triển mạnh,với bộ rễ khỏe giúp mắt ghép nhanh chóng phát triển,chỉ sau 2 năm là đã cho ra rất nhiều trái. Nhưng nhược điểm của nó lại quá lớn : bản chất của nó là dạng lai tạo nên nó kế thừa cả gốc ghép và mắt ghép dẫn đến quả không ngon,đồng thời số năm cho thu hoạch thấp,cây nhanh thoái hóa. Chưa kể hình thức này đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ thuật tốt,nếu không tỷ lệ ghép thành công rất thấp.

 

Leave a Comment