TƯỢNG TRONG VƯỜN CẢNH

Tượng điêu khắc có thể được xem như một trong những loại hình nghệ thuật cổ xưa    nhất . Ở Việt Nam nền điêu khắc được hình thành từ những tượng đá rất nhỏ chỉ vài centimetre từ giai đoạn Phùng Nguyên khoảng 4.000 năm trước Công nguyên. Sau đò đến thời kỳ rực rỡ nhất của nền điêu khắc Việt Nam là điêu khắc Đông sơn, gồm những tác phẩm điêu khắc đồng được thể hiện trên cán dao, trên các trống đồng và những thạp đồng. Điêu khắc là nghệ thuật tạo, nặn, gọt, đẻo để làm thể hiện lên từ một khối nguyên liệu cứng ( gỗ, đá, xương, ngà…) một hình thể mỹ thuật nổi khối trong không gian, nhằm thỏa mãn một mỹ cảm nhất định. Nếu là nguyên liệu mềm, lỏng ( kim loại, chất dẽo, thạch cao ) thì điêu khắc được đổ khuôn trên bản mẫu bằng đất hay chất tổng hợp. Điêu khắc có mục đích khác với hội họa là khai thác hình tượng nghệ thuật bằng không gian ba chiều. Điêu khắc hiện đại còn thực hiện một chiều thứ tư, đó là thời gian và những chất liệu khác như âm thanh, ánh sáng…( Tự điển Bách khoa Việt Nam, 1995).

Có thể nói tượng trong vườn cảnh thuộc phạm trù điêu khắc ứng dụng, là loại hình điêu khắc không nhằm miêu tả một đối tượng mang giá trị độc lập, mà gắn liền vào một khung cảnh nhất định,góp phần tạo nên cảnh quan chung, phục vụ mục tiêu  rộng hơn bản thân nó và là thành tố của vườn cảnh hay là bộ phận của hợp thể kiến trúc phong cảnh; Tuy nhiên giá trị tự bản thân của nó cũng không kém phần quan trọng Trong phạm vi bài viết, tác giả không đề cập đến tượng đài trong công viên, quảng trường rộng lớn vì nó mang tính chất hoành tráng, trang trọng; nó là biểu tượng văn hóa, lịch sử của một vùng địa phương nào đó; mà chỉ đề cập đến tượng trong vườn cảnh , được xem xét thiên về trang trí , trợ đắc cho không gian vườn cảnh thêm sinh động.

Tượng trong vườn cảnh thường sử dụng chất liệu  cứng như đá hoa cương, sa thạch với chủ đề đa dạng như; sinh hoạt đời thường , chim thú, tín ngưỡng tôn giáo…Ở phưong Tây, nhất là nền điêu khắc cổ Hy Lạp ,thường miêu tả vẻ đẹp con người  với tỷ lệ vàng , một cách khoa học . Trong vườn cảnh người ta sử dụng phiên bản tượng thần Vệ nữ ( hính 1,2) hoặc thể hiện hình ảnh sinh hoạt trong đời thường như: người thắp đèn, thổi sáo, đi dạo, săn bắn (hình 3,4); ngoài ra trong vườn người ta cũng có thể bài trí hình tượng trong truyền thuyết, thần thoại hoặc cổ tích như Bạch Tuyết và bảy chú lùn (hình 5,6 ) .

Ờ Đông phương nhất là vườn Nhật , tượng thường có chủ đề tôn giáo, tín ngưỡng thể hiện tinh thần Phật đạo, Thần đạo . Tượng trong vườn Nhật mang tính chất tinh thần mạnh mẽ , tượng có thể chạm nổi thấp một mặt trên tảng đá tự nhiên hoặc tạc đầy đủ nhưng mang tính ước lệ. Điều đáng chú ý là thủ pháp điêu khắc mang tính chất biểu tượng và ước lệ kích thước , hình dạng không bao giờ tương xứng với kích thước thật và thường chỉ cao dưới 1 mét . Một tương Phật đặt trong góc vườn , phía sau là hàng giậu bằng tre trúc đơn sơ, bên cạnh trồng cây bụi thấp như Đỗ quyên, Dương xỉ tạo cảm giác huyền bí ,uy nghiêm.Tượng thần được đặt trên tảng đá tự nhiên trong góc vườn hay trên mô đất dôi ra bên bờ nước hoặc đôi khi người ta kết hợp giữa phần đèn đá bên trên và chạm tượng bê dưới phần chân đèn tạo sự bình yên, tỉnh lặng.Theo Giáo sư Đào Duy Anh : Trong nghệ thuật kiến trúc ở nước ta , thuật điêu khắc chiếm vị trí rất quan trọng , thuật này hẳn xưa nhất và khéo nhất ở nước ta . Các thú gỗ có thể chạm khác rất nhiều kể từ gỗ hạng mềm như gỗ thị , hoàng sam, da hương cho đến gỗ rắn như hoa mộc, trắc,  mun. Đá thì phía bắc Trung Việt có đá xanh , người ta thường dùng làm tượng phổng đá cùng với ngựa thờ , mộ chí hay bia kỷ niệm . Quảng Nam có thứ đá hoa người ta dùng để tạc tượng nho nhỏ hay đồ chơi.( Việt Nam văn hoá sử cương ,NXB Đồng Tháp,1998).

Lịch sử điêu khắc Việt Nam phát triển đến đỉnh cao qua từng thời kỳ, từ điêu khắc Phật giáo mà nổi tiếng nhất là pho tương A Di Đà ở chùa Phật tích –Hà Bắc được tạo từ thời Lý (thế kỷ 11) cho đến tượng người theo xu hướng tả thực , bằng gỗ sơn son thếp vàng , to bằng người thật như tượng 16 vị tổ chùa Tây phương—Hà Tây (thế kỷ 18) . Những pho tượng này rất sinh động , trên nét mặt thư thái của mỗi vị đều có tâm tình riêng một cách độc đáo. Tuy nhiên tựng để trng trí ngoài trời trong vườn cảnh thường chỉ thể hiện trong đình làng, chùa chiền, lăng tẩm như tượng Người chim đánh trống ở chùa Phật tích , tượng Sư tử ở chùa Bà Tầm – Hà Nộicó từ đời Lý ( thế kỷ 11), tượng Người dắt ngựa ở làng Dinh Hương- Hà Bắc (thế kỷ 18).Ngoài ra cũng có những phù điêu chạm trên lan can cầu đá theo đề tài cỏ cây,hoa tá, chim muông gần gủi với tự nhiên. Tượng trong vườn cảnh tư nhân nước ta phần lớn cũng chỉ thể hiện tín ngưỡng , tôn giáo hay tượng muông thú như :hổ ngựa ,voi, ếch , cá .. ngoài ra cũng thể hiện một số phiên bản của nước ngoài như Vệ nữ, Mỹ nhân ngư…

Trong đời sống đương đại , tương trong vườn cảnh là một tác phẩm văn hóa ,         là bộ phân trong phức hợp kiến trúc cảnh quan , yêu cầu này buộc nhà điêu khắc phải gắn bó với Kiến trúc sư phong cảnh hay Nhà thiết kế cảnh quan để tạo nên tổng thể hài hòa và sinh động.

Leave a Comment