Vườn đá

Trong cảnh quan tự nhiên đồi núi, đất đá  luôn hiện diện tạo nên tổng thể hài hòa , kỳ vĩ ; vì thế khi mô phỏng thiên nhiên thiết kế vườn cảnh thì chất liệu đá được chú trọng một cách đặc biệt.

Thuật ngữ vườn đá ( Rock garden ) được sử dụng ở các nước phương Tây như: Anh quốc, Úc, New Zealand. . . để chỉ vườn cảnh mà chất liệu sử dụng chủ yếu là đá. Thực ra mô thức này cũng được thực hiện từ lâu ở các nước phương Đông như Trung quốc, Nhật Bản, Hàn quốc, Việt Nam.

Ở Bắc kinh- Trung quốc, Thiên dàn đước xây dượng từ giữa thế kỷ 15 là nơi các vua triều Minh – Thanh đến làm lễ tế trới hàng năm, trong đó vườn “ Thất tinh thạch “, người ta xếp 7 hòn đá có hình dạng kỳ lạ theo phương vị “ Thất tinh bắc đẩu “. Người Trung quốc tin tưởng cung mệnh mỗi người được quyết định bởi một vì sao trên trời và hiện tượng sao băng là kết thúc một mệnh người, vì thế họ tạo vườn thất tinh thạch nhằm mong muốn sự trường tồn của các bậc đế vương.  Nếu thiên nhiên tạo nên khung cảnh hùng vĩ như “Thạch lâm “ở Vân Nam, thì bàn tay sáng tao của con người đã thực hiện vườn đá trong Dự viên – Thượng Hải  chẳng những tinh tế về mặt tạo hình, mà từng tảng đá được sưu tập, chọn lọc tỉ mĩ, có nơi thì kỳ lạ bí hiểm, có nơi thanh lịch phóng khoáng, có nơi thì u nhã trang nghiêm.

 

Đá trong vườn Nhật bao giờ cũng mang tính tự nhiên, mạnh mẽ và vượt trội các yếu tố khác; đôi khi vườn đá nhằm mục đích tạo sự chuyển tiếp giữa nhà với vườn. Vườn đá ở Nhật như một quần thể điêu khắc tự nhiên, nó tạo điểm nhấn trong vườn, mang lại sự cân bằng, hài hòa hay hay tạo sự tương phản giữa trục đứng với trục ngang và nó cũng được sử dụng làm cho những đường nét  góc cạnh của vườn cảnh thêm mềm mại, uyển chuyển, Nhười Nhật thường ưa chuộng các  loại đá granite, đá gneiss, đá phiến, diệp thạch ( Schist ) và một số loại đá biến chất khác vì nó có kết cấu cứng chắc, không biến dạng theo thời gian cũng như điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Đồng thời họ cảm nhận rằng đá tự nhiên của trời đất  thì đường nét, bề mặt, hình dạng của nó mang lại nét sống động mạnh mẽ hơn hẳn sự gọt dũa nhân tạo.Trái với điều phổ biến phương Tây, vườn Nhất không bao giờ sử dụng đá phún xuất nguyên thủy, đá hình thành từ dung nham núi lửanhư đá ong màu xanh thẩm, đen, đỏ sẩm vì nó có ít đường nét đặc trưng. Nếu như khắp nơi trên thế giới đều tìm thấy đá biến chấtnhưng thật khó sánh bằng những hỏn đá được lựa chọn trong vườn Nhật.

Ở Việt Nam ít khi người ta tạo vườn đá đơn thuần, mà sử dụng mô thức đá, và cây cỏ bổ khuyết cho nhau. Đá cho cây sự cân bằng, mang lại ấn tượng vững chắc; cây cho đá sự hài hòa, làm dịu ngững đường nét mạnh mẽ, góc cạnh, cây bụi nhỏ che dấu chân đá. Bên cạnh cây thẳng đứng, nếu đặt một tảng đá lớn bằng phẳnghay một nhóm đá 5 – 7 hòn có kích thước khác nhau sẽ tạo cảm giác bình lặng cho cây. Tuy nhiên với những hòn đá sắc nhọn nhô lên thẳng đứng, thì tốt hơn là không trồng bất cứ loại cây nào bên cạnh.

Vườn đá thường khó xây dựng và bảo dưỡng hơn bất kỳ loại vườn nào khác nhất là ở vùng đô thị, bởi một số cây trồng trong vườn đá phải chịu nhiều ảnh hưởng như ô nhiễm không khí, dinh dưỡng trong đất nghèo kém, nhà cao tầng bao quanh, không gian không thông thoáng và lượng ánh sáng không đầy đủ; những yếu tố này tác động làm thay đổi sự sinh trưởng phát triển của cây trồng so với nơi cư trú ban đầu của nó. Vị trí xây dựng vườn đá hiệu quả  nhất là nên chọn nơi có địa hình không bằng phẳng, mấp mô, bờ dốc, khe rãnh. Kích thước vườn đá phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng đã thực hiện vườn đá lý tưởng thì mọi chi tiết phải gây được sự chú ý và có đặc trưng riêng. Vì thế người ta thiết kế vườn đátrong khuôn viên thường nhỏ và trung bình vài chục mét vuông. Ở những khu đất rộng rãi hơn  ngươ8ì ta kết hợp với các cảnh trí khác nhau như thác, suối, hồ nước và cây xanh.

Đá dùng để tạo đường viền, xếp đặt ven hồ nước, lối đi, chuyển tiếp giữa già sơn với nền đất, người ta thường xếp ngẫu nhiên nằm rải rác rồi cách xa dầnbằng những hòn đá nhỏ hơn, những hòn đá được sử dụng trong phần này ít nhất phải có chiều cao tối thiểu từ 20 – 30 cm . Cũng nên biết khái quát  trọng lượng của đá nếu phải thực hiện bằng thủ công để lượng sức mà chuyển dịch được; nếu như đá sa thạch  có trọng lượng 150 – 200 kg thì kích thước khoảng 40 x 40 x 60cm , nhưng với đá hoa cươngtrọng lượng như vậy thì kích thước nhỏ hơn.

Về chất liệu, nhóm đá trầm tích như đá vôi, đá san hô có ưu điểm dễ tìm, dễ chế tác, đồng thời giữ được độ ẩm tạo môi trường cho rêu, địa y sống được và rễ của một số loài câycó thể bám được để sinh sống. Nhóm đá magma  gồm các loại đá bazan màu sẩm hay đá granite xám, trăng, hồng, nâu vàng và nhóm đá biến chất như đá bàng, đá đen, đá xanh, đá phiến, đá gneiss có kết cấu cứng, khó biến dạng và thay đổi.

Leave a Comment