CẤU TẠO MÁY CẤY

  • Động cơ máy: được coi là “ trái tim của máy” là nguồn cung cấp cho toàn thiết bị chuyển động, bộ phận cấy và bộ phận di động.
  • Bộ phận truyền lực: để truyền chuyển động từ động cơ đến các chi tiết làm việc
  • Bộ phận di động: là các bánh xe giúp máy di chuyển trên đồng ruộng và trên đường.
  • Bộ phận điều khiển: có tác dụng điều khiển bộ phận cấy, bộ phận di chuyển và các trang thiết bị phụ trợ khác (còi, đèn)
  • Trang bị phụ trợ: cần rạch tiêu 2 bên giúp người lái máy đi thẳng hàng
  • 2 giá đỡ 2 bên để mạ dự trữ
  • Hệ thống cấy:

+ Khay chứa: là dạng vòm cong đặt nghiêng so với mặt thẳng đứng một góc làm cho viêc dịch chuyển mạ một cách rõ ràng. Ở khay chứa lắp các công tắc báo hết mạ.

+ Các thanh dọc, thanh ngang: cung cấp mạ theo chiều dọc: từ trên xuống dưới có nhiệm vụ vậ chuyển mạ từ trên xuống gọi là hướng cung cấp dọc. Đó là các dải cao su có trên lắp có các mấu bám. Cung cấp mạ theo hướng ngang: để bù lại lượng mạ đã bị tay cấy lấy đi.

+ Bộ phận cấy: tay cấy loại chải, mỗi tay cấy tạo thành một hàng cấy, 6 tay cấy sẽ tạo thành 6 hàng.

+ Bộ phận điều chỉnh độ nông sâu của bộ phận cấy: là 3 thau trượt.

  1. Nguyên lí làm việc

Khi máy cấy hoạt động, bộ phận cung cấp mạ theo chiều dọc có nhiệm vụ vận chuyển mạ theo khay chứa, theo chiều từ trên xuống dưới. lúc này các tay cấy chuyển động nhịp nhàng lên trên và kẹp lấy một lượng mạ nhất định, rồi nhấn xuống bùn theo phương thẳng đứng. Yêu cầu cây mạ đứng cây, gọn khóm, đúng độ sâu theo quy định. Bộ phận cung cấp mạ ngang tiếp tục dịch chuyển khay chứa mạ để bù lại lượng mạ đã bị lấy đi. Quá trình cứ thế diễn ra liên tục đến khi cấy hết mạ thì thôi.

  1. Phương pháp điều chỉnh
  • Điều chỉnh số rảnh mạ trên một khóm nhiều hay ít bằng cách thay đổi khoảng cách giữa tay cấy và khay chứa mạ. Nếu khoảng cách càng gần thì số rảnh mạ tay cấy lấy càng nhiều.
  • Điều chỉnh khóm mạ trên một hàng cấy bằng cách thay đổi tốc độ quay của tay cấy, khi tay cấy quay càng nhanh thì khoảng cách cấy càng gần.

Leave a Comment