Cây cảnh chưng bày dịp Tết

Cây cảnh chưng bày dịp Tết là hoạt động văn hóa mang nét đặc trưng mỗi dịp Xuân về, đây là dịp mà ban tổ chức muốn giới thiệu đến chúng ta những tác phẩm cây cảnh đẹp, là thành quả lao động nghệ thuật cuả các nghệ nhân, qua đó vừa vinh danh họ, vừa là một dịp để chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp cuộc sống được tạo nên qua bàn tay của con người.

1.500 tác phẩm cây cảnh từ 20 tỉnh thành được trưng bày trong khuôn khổ hoạt động văn hóa chào đón Tết Quý Tỵ tại trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) sáng 20/1.

Cuộc triển lãm cây cảnh nghệ thuật và hoa với quy mô lớn trước di tích Đoan Môn – khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, bắt đầu từ sáng 20/1 đến sau rằm tháng giêng năm Quý Tỵ.

cây cảnh chưng bày dịp Tết
Trên diện tích khoảng 4.000 m2, triển lãm có sự tham gia của các nghệ nhân cây cảnh, hội sinh vật cảnh, hội cây cảnh nghệ thuật, CLB cây cảnh nhà vườn đến từ 20 tỉnh thành.

cây cảnh chưng bày dịp Tết
Các cây cảnh tại triển lãm không tiết lộ giá song có rất nhiều tác phẩm thuộc vào loại hiếm và độc, trị giá từ vài triệu lên tới tiền tỷ. Trong ảnh là tác phẩm Duối của Dương Trần Nghị.

cây cảnh chưng bày dịp Tết
Việc trồng cây cảnh có từ thời Lý – Trần, được truyền nghề với những kỹ thuật và nghệ thuật bí truyền. Tác phẩm Ổi tàu của Thế Hưng.

cây cảnh chưng bày dịp Tết
Hà Nội xưa có các làng trồng cây cảnh nổi tiếng như Quảng Bá, Nghi Tàm, Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Vị Khê, Tương Mai, Vĩnh Tuy… Các gia đình thường phối hợp với nghề trồng hoa và nuôi chim, cá cảnh. Tác phẩm Ngọa Long trườn núi của Trần Phúc Trình đến từ Thái Nguyên.

cây cảnh chưng bày dịp Tết
Thông thường cây cảnh được chia làm 3 nhóm: nhóm trồng ươm chuẩn bị cho công việc ghép, nén, uốn; nhóm phối hợp với non bộ và nhóm cây thế có dáng đứng, điệu vươn hình hài toát lên một chủ đề, một ý niệm tư tưởng. Trong ảnh là một cây sanh thế của tác giả Thế Hưng.

cây cảnh chưng bày dịp Tết
Ông Văn, một người chơi cây cảnh có mặt tại triển lãm cho biết, chậu cây thế có thể ghép với một hoặc hai cây khác để hòa vào một tổng thể nhằm thể hiện ý tưởng hay tâm trạng nào đó. Tác phẩm Tùng cối của Nguyễn Vân Hương.

Trong số hơn 1.500 tác phẩm, chủ yếu là các loại cây sanh, si, tùng, bách, phi lao, thông, duối. Riêng sanh và si chiếm số lượng lớn với 80%. Tác phẩm Nguyệt quế của tác giả Công Nguyệt Quế.

Giới chơi cây cảnh thường thích các thế cây như ngũ phúc, phượng bay, huynh đệ, rồng sa, sóng đôi, đợi gió, mẫu tử, hiền triết… Trong ảnh là cây nhãn cổ của tác giả Nguyễn Thu Hoàn đến từ Phú Thọ.

“Muốn có một cây tùng nhỏ hay một con rồng bay phải mất 5 đến 6 năm”, một nghệ nhân tiết lộ. Trong ảnh là cây tùng cổ thụ.

Nhiều nghệ nhân còn sử dụng các khối đá bọt, đá xanh có dáng dấp tự nhiên đem về đẽo đục gia công thành hình khối đa dạng, làm thành hòn non bộ để ghép vào cây. Trong ảnh là một bình lộc vừng nhỏ với dáng khá đẹp.

Có những cây tạo thế theo tứ một bài thơ hay hoặc gợi lên một điều vương vấn, bâng khuâng. Tác phẩm Hoa giấy của Nguyễn Hoàng Long.

Tác phẩm Duối của Nguyễn Văn Mạnh

Có cây có cả bàn cờ tiên, tiều phu gánh củi hay một quán vắng bên đường… Tất cả đều được tác giả gửi gắm tâm hồn, tình cảm, ý niệm thẩm mỹ vào trong đó. Tác phẩm Sanh của Đinh Văn Lý.

Một cây sanh dáng cổ thụ khác. Đây là một trong những cây cảnh cỡ đại có giá trị nghệ thuật được trưng bày ở khu vực sân cỏ lớn trong Trung tâm Hoàng thành.

Các tác phẩm tại triển lãm được nhà chuyên môn đánh giá đa dạng về phong cách nghệ thuật, nhiều cây thể hiện phóng khoáng về đường nét, hùng vĩ về non bộ. Ngoài ra giữa các vùng miền trong cả nước đã có sự giao thoa, hài hòa. Nhiều nghệ nhân đã biết kết hợp giữa lối chơi truyền thống và hiện đại, tiếp thu tinh hoa nghệ thuật cây cảnh của một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia..

Trước Tết Nguyên đán 10 ngày, nơi đây sẽ trưng bày thêm hoa xuân, cây cảnh ăn quả đặc sản Tết như cam canh, quất, đào, mai…

Theo Hoàng Hà – vnExpress

 
 
 

Leave a Comment