CHỌN GIỐNG CÂY TỎI

Các giống cây tỏi ở Việt Nam, trên thế giới có khoảng 600 giống/dòng của cây tỏi đang sử dụng để trồng trọt.

+ Tỏi địa phương: Tỏi gié, tỏi trâu trồng nhiều ở vùng núi phía Bắc.

+  Tỏi trắng: Lá xanh đậm, to bản, củ to.

+  Tỏi tía: Lá giày, cứng, màu xanh nhạt, củ chắc và cay hơn tỏi trắng.

  • Trên thế giới:

+Tỏi hoang dã: Tỏi hoang dã rất đa dạng, tỏi hoang dã mọc trong các khu rừng ẩm ướt của nước Anh. Mùi vị của tỏi hoang dã rất đặc biệt.Có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh.

+ Tỏi Tây Ban Nha( Tỏi đỏ): Tỏi của nước Tây Ban Nha có màu tím sẫm rất bắt mắt, một số loại có hương nhẹ, một số loại có lượng đường cao.

+ Tỏi Ý: Loại tỏi này có rất nhiều nhánh, mỗi củ có từ 7-9 nhánh tỏi, mùi vị hoang dã, những lại khó bảo quản rất nhanh bị mọc mầm.

+Tỏi sứ (Tỏi Đức): Do hình dáng và màu sắc của tỏi trắng muốt như sứ nên tỏi được đặt tên như vậy. Đây là loại tỏi cổ cứng, mỗi củ tỏi chỉ chứa từ 4-5 tép tỏi .Tỏi sứ đẹp, giản dị, nhưng mùi tỏi rất mạnh.

 

-Thân: Thân thật là chồi mọc đầu tiên (tép tỏi), thân khí sinh có hình trụ tròn vươn cao, mang phát hoa. Thân thật phía dưới mang nhiều rễ phụ, bẹ lá và chồi (tép tỏi) hình thành thân giả, phần bẹ lá và chồi bó thành khối tạo nên củ (giả).Củ tỏi có nhiều tép.Từng tép tỏi cũng như cả củ tỏi đều có lớp vỏ mỏng bảo vệ.

-Lá: Phần dưới là bẹ ôm sát chồi bên trong (tép tỏi). Phần phiến lá bên trên cứng, thẳng, dài 15-50cm, rộng 1-2,5cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp.

-Hoa: Tỏi có hoa mọc thành cụm trên đầu một trục hình trụ từ thân củ kéo dài ra. Cụm hoa là một tán giả hình cầu, màu trắng, đỏ hoặc xanh nhạt.Hoa xếp thành tán ở ngọn thân trên một cán hoa dài 55cm hay hơn. Bao hoa màu trắng hay hồng bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài. Hoa lưỡng tính, thụ phấn nhờ côn trùng( phấn hoa thường chín trước vì vậy phải thụ phấn với hoa bên cạnh hoa của cây khác). Hoa nở tháng 5-7.

-Quả: Có một hạt, quả ra tháng 9-10.

  1. Mục tiêu chọn tạo giống cây tỏi:

– Giống có năng suất ổn định

– Chất lượng cao( hàm lượng tinh dầu lớn hơn 0,3%)

– Chống chịu sâu bệnh

– Chống chịu các điều kiện ngoại cảnh( phân bón, địa hình, pH…)

– Ít tốn kém chi phí.

  1. Nguồn gen:

– Các giống tỏi địa phương: tỏi Lý Sơn, tỏi Phan Rang…

– Các giống nhập nội: tỏi Trung Quốc, tỏi Đức, tỏi Pháp…

– Các giống hoang dại.

Phương pháp chọn tạo giống cây tỏi:

– Lai hữu tính

– Chuyển gen

– Đột biến

– Nuôi cấy mô

 Kết luận:

Cây tỏi gần gũi với mọi người dân Việt Nam lại mang lại rất nhiều công dụng quý. Bên cạnh đó nó còn góp phần thúc đấy nền kinh tế, nền nông nghiệp.Chính vì thế việc quan tâm nghiên cứu phát triển ngành trồng tỏi là cần thiết.Tuy nhiên cho đến nay vấn đề nghiên cứu về chọn tạo giống tỏi còn đang rất hạn chế và chưa được nhà nước quan tâm ủng hộ.Cần có nhiều quan tâm và đầu tư hơn nữa để góp phần phát triển cây tỏi Việt Nam cũng như khai thác được triệt để những lợi ích mà tỏi mang lại.

1 thought on “CHỌN GIỐNG CÂY TỎI”

Leave a Reply to Trần Hữu Tư Cancel reply