Đọc lá cây Phong Lan đoán bệnh – P2

Quan sát cẩn thận, thường xuyên những  chậu Phong lan là thói quen quan trọng nhất của người trồng Lan. Mỗi phần của cây Phong Lan– từ giả hành, lá ,chồi – đều phản ánh trực tiếp điều kiện nuôi trồng và sức khỏe của cây Phong Lan. Thường khi cây Phong Lan không được khỏe, điều đó được thể hiện một cách nhanh chóng qua lá.

Thông thường thì cây kiểng, dù lá xanh tốt suốt năm thì có những lúc lá rụng theo chu kỳ thay lá. Không chỉ vậy, một số loại cây Phong Lan còn có hiện tượng rụng lá tạm thời để trải qua giai đoạn nghỉ ngơi, và đây cũng là dấu hiệu vừa phải cắt giảm tưới nước, vừa giảm nhiệt độ.

Những biểu hiện qua lá cây Phong Lan

1.Lá cây Phong Lan  mới nhỏ hơn lá cũ

Gặp trường hợp này ta phải xem xét lại môi trường sống của cây Phong Lan. Ta phải xem  nước có tồn ứ trong chậu Phong lan hay không, vì nước tồn ứ lâu ngày sẽ làm chất trồng xuất hiện những hạt muối phân bón, cây Lan đã được thay chậu hay chưa, và cây Lan được bón phân đầy đủ không.

Thường khi có vấn đề về chất trồng hoặc những phát sinh do tưới quá nhiều nước, rễ sẽ bị hư. Chúng ta có thể dễ dàng từ từ điều chỉnh môi trường sống của Lan bằng cách chăm bón cho cây Lan đang mất sức, thay chậu, thay giá thể dễ thoát nước, phù hợp cho từng loại Lan.

2.Lá cây Phong Lan bị héo rũ, hoặc thối nhũn

lá cây Phong Lan
Lá Hồ điệp rất dễ bị thối nhũn khi rễ bị úng nước

Bộ lá chính là phần phản ánh chế độ tưới nước của người nuôi trồng. Lá cây Phong Lan héo rũ là dấu hiệu cho thấy rễ cây đã bị tổn thương do úng nước hoặc chất trồng bị chua, cần phải thay chậu ngay lập tức.

Đối với loại  Phong Lan đơn thân như Hồ điệp, một chiếc lá bị thối nhũn, chuyển nâu là phát hiện vô cùng đáng buồn. Sau khi xem xét thật kỹ, nếu chỉ một lá bị ảnh hưởng, ta có thể cắt lá đó bỏ đi và tích cực phun thuốc trừ nấm, ngăn chặn lây lan. Trong trường hợp thân cây đã bị ảnh hưởng, ta tách riêng chậu  Phong Lan bệnh, phun thuốc trừ nấm, theo thời gian bản thân cây Lan tự sinh ra một chồi mới hoặc phân tách để tồn tại.

Có rất nhiều dạng nấm, mốc có thể ảnh hưởng đến cây Phong Lan nhưng đa phần chỉ xuất hiện và gây hại khi cây lan không được chăm sóc tốt. Thông thường những cây Phong Lan được chăm sóc tốt với chế độ phân bón đầy đủ, chế độ tưới nước hợp lý, tưới nước vào sáng sớm, tránh để nước đọng trên ngọn, trục bông… sẽ ít bị nhiễm nấm, bệnh.

3. Lá cây Phong Lan bị nhăn, xếp nếp

Lá cây Phong Lan bị nhăn, xếp nếp thường thấy trên những cây Vũ nữ, cho thấy khi lá mọc nhô lên, môi trường sống của nó không có đủ độ ẩm.

Những chiếc lá trên cùng của Vanda cũng có xu hướng xếp sát với nhau trong thời điểm môi trường khô, nóng nhằm giảm sự mất nước do nhiệt.

Tưới nước thường xuyên sẽ khắc phục được hiện tượng này đồng thời ngăn chặn được những chiếc lá phía dưới rụng đi.

4. Lá cây Phong Lan bị cháy nắng

Lá cây Phong Lan bị cháy nắng thể hiện qua việc trên lá cây Phong Lan đột nhiên xuất hiện những mảng có màu đen, vàng  hoặc nâu. Khi ta chuyển cây Phong Lan ra nơi có nhiều ánh sáng hơn cũng sẽ gặp hiện tượng lá cây Phong Lan bị cháy nắng nhất là vào những tháng hè.

Nguồn : AOS Orchids

Leave a Comment