Dinh dưỡng và dược tính của trái khổ qua

Trái khổ qua
Trái khổ qua

Theo tài liệu của Viện Đại học Purdue về các loại rau quả Á Châu hội nhập vào Mỹ (Willsetal 1984), thành phần dinh dưỡng tính bằng gam trong 100g trái khổ qua như sau:

– Phần ăn được 84

– Nước 93,8

– Protein 0,9

– Chất béo 0,1

– Carbohydrate 0,2

– Vitamin A (mg): 0,04 – Vit.B1: 0,05, – Vit.B2: 0,03,
Niacin: 0,4, – Vit.C: 50, – Calcium: 22, – K: 260, – Mg: 16, Fe: 0,9

Chế biến 

Người Việt Nam thường xắt lát trái khổ qua chưa già, ngâm vào nước muối để giảm chất đắng, đem nấu canh hay làm món xào. Người Tàu thích nhồi thịt xay vào ruột trái khổ qua rồi đem hầm.

Dược tính

Khả năng hạ đường huyết:

Thành phần tạo ra tính hạ đường trong trái khổ qua gồm charantin, Polypeptid-P và Vicine. Cơ chế tác dụng bao gồm giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose.

Nghiên cứu hạ đường ở thú vật được thực hiện ở chuột và thỏ cải thiện dung nạp glucose, giữ được tính hạ đường sau khi ngưng dùng trái khổ qua yr 15 ngày đồng thời giảm luôn cholesterol.

Cơ chế đề nghị là tạo được tế bào beta, tăng hấp thụ glucose vào mô, tổng hợp glycogen trong gan và cơ bắp, tạo triglyceride trong mô mỡ và tân tạo glucose (gluconeogenesis). Một báo cáo khác đưa ra cơ chế tăng sử dụng đường trong gan thay vì tăng tiết insulin. Nghiên cứu enzym gan chứng minh hoạt động hạ đường của trái khổ qua không cải thiện dung nạp đường ở chuột, nhưng ức chế thành lập glucose trong máu do ức chế enzym glucose-6-phosphstase và fructose-1, 6-biphosphatase, đồng thời tăng cường oxýt hóa glucose qua lối G6PDH. Tác dụng hạ đường cũng có sự tham dự của cytochrome P450 và glutathiose-S-transferase ở gan chuột bị bệnh tiểu đường. Một báo cáo cho thấy trái khổ qua làm chậm tiến trình bệnh võng mạc (biến chứng bệnh tiểu đường) ở chuột bị tiểu đường khi uống cao quả khổ qua. Nhưng ít nhất cũng có một nghiên cứu trên động vật không thấy tác dụng hạ đường ở chuột bị bệnh tiểu đường khi cho uống dạng bào chế đông khô khổ qua trong 6 tuần.

Trái khổ qua cải thiện dung nạp đường ở người. Một nghiên cứu thực hiện ở 18 người tiểu đường loại II thành công 73% khi dùng nước ép trái khổ qua. Một báo cáo khác cho biết giảm 54% lượng đường sau bữa ăn, và giảm 17% lượng hemoglobin A1C ở 6 bệnh nhân dùng 15g dịch chiết khổ qua. Thử nghiệm dùng nước ép tươi tráiổ qua ở 160 bệnh nhân kiểm soát được bệnh tiểu đường. Khổ  qua không làm insulin tiết ra nhưng tăng sử dụng carbohydrate. Phytomedicine năm 1966 mô tả tính chữa bệnh tiểu đường của mướp đắng trong ống nghiệm, trên thú vật và người, cơ chế tác dụng và thành phần hóa học của khổ qua.

Tính kháng khuẩn:

Cao rể và lá có tính kháng khuẩn.

Một nghiên cứu báo cáo cao khổ qua có tính trụ tế bào 33,4% và momorcharin có tính chống u bướu và có thể ức chế tổng hợp protein. Tương tự, cây ức chế sinh sản siêu vi gồm polio, herpes simplex I và HIV. Một nghiên cứu mướp đắng kháng khuẩn pseudomonas nhưng không hứa hẹn trong toàn nghiên cứu. Tính chống siêu vi cũng được tái xét.

Tính độc hại di thể (gemotoxic effects):

Khổ qua phá hoại di thể Aspergillus mudulans và độc với tế bào ung thư máu.

Tính chống thụ thai:

Một protein trong câykhổ qua có hoạt tính chống sinh sản ở chuột đực. Uống cao quả khổ qua 1,7 gam/ngày làm tinh hoàn chó đực bị thương tổn và giảm khả năng sinh tinh trùng. Ở chuột cái, tác dụng chống khả năng thụ thai thuận nghịch. Momorcharin có khả năng làm hư thai. Chuột và thỏ có thai bị xuất huyết tử cung khi uống nước khổ qua, nhưng không xảy ra ở chuột không có thai. Quả chín được bảo có tính sinh kinh nguyệt.

Những tính chất khác:

Tính giảm đau và chống viêm phụ thuộc liều lượng thấy ở chuột như đầy hơi, loét, khó tiêu, táo bón, kiết lỵ hay trĩ.

Chữa các bệnh ngoài da như nhọt, phỏng, nhiễm trùng, ghẻ, bệnh vẩy nến.

Khổ qua còn dùng như là chất diệt côn trùng, và có tính hạ áp huyết.

Độc tính:

Quả khổ qua chưa già dùng làm thức ăn. Cao khổ qua được xem là không độc. Khổ qua tương đối lành ở liều thấp và không dùng quá 4 tuần. Chưa có báo cáo nào về tác dụng nguy hiểm của cao khổ qua ở liều 50 ml. Nói chung, khổ qua có mức độc tính lâm sàng thấp, có thể có vài xáo trộn về đường tiêu hóa.

Vì tính chất hạ đường huyết, nên dè dặt khi người bệnh đã có triệu chứng đường xuống quá thấp. Hai em nhỏ đã bị hôn mê vì đường xuống thấp sau khi uống trà khổ qua. Cả hai đều hồi phục sau khi chữa trị. Một báo cáo khác đường hạ thấp sau khi một phụ nữ 40 tuổi bệnh tiểu đường bị nguy hiểm đường xuống thấp sau khi uống chlorpropamid và ăn cà ri (có khổ qua trong bột cà ri). Lớp màng đỏ bao quanh hạt khổ qua độc cho trẻ con. Nước ép quả khổ qua đã làm một em nhỏ bị nôn mửa, tiêu chảy và chết.

Khổ qua có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng khổ qua. Các chất trong khổ qua có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.

Hạt khổ qua chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Khổ qua không nên dùng cho phụ nữ có thai vì độc hại cho hệ sinh sảnh, kể cả làm tử cung xuất huyết và co thắt làm hư thai.

Tóm tắt và bàn luận:

Khổ qua là một loại quả nhiệt đới dùng làm thức ăn, nhưng cũng được dùng làm thuốc ở các nước Đông Nam Á như Ấn độ và ngay cả Phi Châu, tác dụng giảm đường huyết rõ ràng đồng thời với tính kháng khuẩn và chống sinh sản.

Khổ qua có khả năng tiềm tàng chống ung thư và chống siêu vi như HIV và HSV. Đây là điều các bạn trẻ Việt Nam trong ngành nghiên cứu nên chú ý khai triển.

Nghiên cứu ở người cho thấy khổ qua có thể dùng làm thuốc chữa bệnh tiểu đường. Một bác sĩ tự nhiên học (Naturopathy) tại Portland Oregon cho biết dùng sản phẩm bào chế tại Đức cho kết quả tốt với người bị tiểu đường. Điều cần thiết là làm sao tiêu chuẩn hóa để các mẻ sản xuất có công hiệu giống nhau. Đây là trách nhiệm của các đại học y dược tại Việt Nam và Viện Dược Liệu Việt Nam. Hoạt chất trong khổ qua thay đổi tùy theo thổ nhưỡng, khí hậu, giai đoạn thu hái, nên tiêu chuẩn hóa là điều cần thiết. Phải chứng minh là uống trà khô khổ qua và dùng dịch chiết khổ qua có gì khác biệt nhau trên phương diện lâm sàng. Có thể tác dụng hạ đường ở toàn cây hay toàn trái khổ qua chứ không hẳng ở một hoạt chất, làm sao định được chất nào phản ảnh trung thực nhất tiềm năng hạ đường của cây khổ qua để tiêu chuẩn hóa.

Độc tính ở người lớn thấp, nhưng có vấn đề với trẻ em. Mặc dầu chưa nghe trái khổ qua nguy hiểm cho bào thai tại Việt Nam, nhưng những nghiên cứu trên cho thấy hạt khổ qua có thể làm hư thai và trái khổ qua có khả năng gây đột biến gene. Do đó không nên dùng cho phụ nữ có thai../.

Nguồn: Bản tin Hội Dược học TPHCM

Leave a Comment