Nuôi dê lấy sữa

Từ trước đến nay , bà con nông dân ta chỉ nghĩ đến việc nuôi bò lấy sữa chứ ít ai nghĩ đến việc nuôi dê lấy sữa bao giờ . Thế nên không nhiều người  biết được việc nuôi dê lấy sữa đang rất thịnh hành ở nhiều nước trên thế giới và đã mang lại nguồn lợi vô cùng lớn .Tại sao lại như vậy ?
Sữa dê rất quý, nó bổ hơn sữa bò. Giá sữa dê bao giờ cũng cao gấp rưỡi hoặc gấp đôi sữa bò.Hơn nữa , sản lượng sữa dê nếu biết cách chăm sóc cũng không hề thấp hơn nhiều so với nuôi bò lấy sữa.
Sữa dê khác với sữa truyền thống nhờ khả năng dễ tiêu hóa, không gây dị ứng và khả năng đệm cao hơn nên rất có ý nghĩa về mặt y học, điều trị bệnh đối với những người bị dị ứng và rối loạn dạ dày ruột, những người cần các sản phẩm sữa thay thế. Nó dễ tiêu hóa và không gây dị ứng, sữa dê ít gây dị ứng và tiêu hóa tốt hơn sữa bò. Sữa dê có thể được coi là thực phẩm chức năng tự nhiên và cần được người dân đẩy mạnh sử dụng thường xuyên, đặc biệt những người bị dị ứng hoặc không dung nạp với sữa truyền thống, kém hấp thu, mức cholesterol cao, thiếu máu, loãng xương hoặc kéo dài điều trị bổ sung sắt.

Kĩ thuật nuôi dê lấy sữa
1. Chế độ dinh dưỡng
Kỹ thuật nuôi dê lấy sữa và chế độ nuôi dưỡng đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi mang thai, để cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa. Trước và sau khi đẻ bạn phải cho dê ăn ngon, cháo cám… tùy theo năng suất trọng lượng, chất lượng sữa…

Năng suất và chất lượng sữa phụ thuộc vào thành phần và lượng giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Trường hợp thiếu thức ăn thô xanh thì chất lượng sữa sẽ kém. Thừa thức ăn tinh hỗn hợp sẽ khiến chất lượng sữa giảm, chi phí tăng mà còn gây nên nhiều bệnh tật.

2.Tiêu chuẩn thức ăn
Không giống với chăn nuôi dê để lấy thịt dênên khi cạn sữa, cần có tiêu chuẩn ăn hợp lý cho thai phát triển tốt tạo cơ sở để giai đoạn sau đạt năng suất cao. Trong giai đoạn cho sữa, tiêu chuẩn cho ăn sẽ thay đổi tùy theo năng suất và chất lượng sữa.

Ví dụ: tỷ lệ mỡ sữa là 4-4,5%, năng suất đạt 1 kg/ngày. Như vậy, dê sữa cần thêm 0,4 đơn vị thức ăn và 50 gram Protein dễ tiêu.

Trường hợp dê cái non, mới giao phối lần đầu mà chưa thành thục thì chúng ta nên tăng thêm 10% đơn vị thức ăn và lượng Protein dễ tiêu. Dê cái mới đẻ thì tăng thêm 15 gam Protein dễ tiêu. Dê cái sức yếu, mỗi ngày chỉ cần tăng thêm 0,15 kg thức ăn và 20 gam Protein dễ tiêu.

Ngoài lượng thức ăn thô xanh với chất lượng tốt, chúng ta cần bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, muối, khoáng, sinh tố… vào lượng khẩu phần thức ăn hằng ngày cho dê.

3.Nguyên tắc kết hợp khẩu phần ăn
Dựa vào thể trọng của dê mẹ và năng suất sữa hằng ngày.

Nên tận dụng tối đa nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương để giảm giá thành đồng thời phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn và đúng tỷ lệ năng lượng, Protein trong khẩu phần.

Sử dụng  nhiều loại thức ăn bổ sung cho nhau.

Theo kinh nghiệm nuôi dê núi và dê sữa ở một số địa phương thì thể trọng trung bình 40 kg, mỗi ngày cho 2 kg sữa và được chăn thả từ 5-6 giờ trên đồng, khi về chuồng cần cho ăn thêm mỗi con 1,5 kg cây keo, cỏ họ đậu và 0,5 kg thức ăn hỗn hợp.
Hiện nay, ở nước ta, người ta nhập vào nhiều giống dê chuyên sữa. Đặc biệt, giống Alpine và Saanen.

Con Alpine là giống dê của Pháp (được nuôi nhiều ở vùng Alpes). Nó có lông màu vàng, đôi khi có đốm trắng. Con cái nặng khoảng 40-42kg và con đực khoảng 50-55kg. Một chu kỳ sữa của nó kéo dài 240-250 ngày và cho ta sản lượng khoảng 900-1.000 lít sữa.

Còn Saanen là giống dê chuyên dụng sữa của Thụy Sĩ. Nó được nuôi ở nhiều nước châu Âu, có lông màu trắng, tai vểnh, năng suất sữa từ 1.000-1.200 lít/chu kỳ (290-300 ngày). Nó cũng đã được nhập vào nước ta. Hiện người ta lai nó với con Bách Thảo để tạo ra con lai có sản lượng sữa cao hơn từ 30-40%.

Nuôi dê sữa cũng không khác gì với nuôi dê thịt. Tuy nhiên, để đảm bảo cho đàn dê cho năng suất sữa cao thì chế độ dinh dưỡng phải đảm bảo hơn, khẩu phần giàu chất dinh dưỡng hơn.

Ta có thể nuôi chúng theo các phương thức khác nhau như: Nuôi thâm canh (tức là nuôi nhốt hoàn toàn). Hình thức nuôi bán thâm canh là phổ biến và phù hợp nhất.

Leave a Comment