KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BẠC HÀ

Cây Bạc hà có tên khoa học là Mentha arvensis L. Bạc hà là loại cây thân thảo rất dễ chăm sóc. Lá của cây Bạc hà là bộ phận mang nhiều tinh dầu và là nguyên liệu chính để cất tinh dầu, chiếm 40 – 50% khối lượng khí sinh, tùy chủng lượng tinh dầu biến đổi từ 2 – 6%. Ngoài ra, Bạc hà còn là một vị thuốc rất phổ biến ở nước ta. Nó được dùng trong cả đông y và tây y. Bạc hà là vị thuốc thơm, dễ uống làm ra mồ hôi, hạ sốt dùng chữa cảm sốt, cảm mạo, ngạt mũi, đầu nhức, giúp cho sự tiêu hóa,… Tinh dầu Bạc hà còn có tác dụng tán phong nhiệt, ra mồ hôi, làm thuốc thanh lương chữa cảm nắng, đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu.

  1. Chuẩn bị đất trồng và giống

Đất trồng

Bạc hà ưa đất xốp, có thành phần cơ giới nhẹ, giàu dinh dưỡng, thoát và giữ nước tốt. Các loại đất như đất phù sa ven sông, đất đen,… đều phù hợp với sinh trưởng của cây Bạc hà. Ngược lại, các loại đất như đất cát giữ ẩm kém làm cho cây Bạc hà dễ bị hạn, đất sét làm cho Bạc hà dễ bị úng nên không phù hợp để trồng trên loại đất này.

Hoặc có thể mua sẵn đất hay trộn đất với phân chuồng hoai mục, xơ dừa, mùn hữu cơ,… Nên bón lót với vôi và phơi ải đất từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất. Cần chú ý, nếu hàm lượng kali trong đất quá cao sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa khử làm giảm tích lũy tinh dầu, giảm năng suất.

Giống

Bạc hà là cây khó kết hạt, nên nhân giống bằng thân ngầm. Để có năng suất cao nên chọn thân ngầm để trồng. Nên chọn hom trắng (đoạn gốc) để trồng. Trước khi trồng nên xử lý hom giống như sau: chọn thân ngầm màu trắng hoặc xanh nhạt, nhặt mắt có đường kính thân to >5mm dài 60 – 70cm, rửa sạch bỏ rác bẩn, chặt thành từng đoạn 10 – 20cm, nhúng vào dung dịch CuSO4 5% trong 15 phút trước khi trồng. Bảo quản hom nơi thoáng mát chú ý tưới nhẹ. Thời gian bảo quản từ 3 – 5 ngày.

  1. Trồng cây

Làm đất

Đất được làm tơi, bón phân trừ cỏ. Cần lên luống cao từ 15 – 20cm, rộng từ 1 – 1,5cm, dài không quá 30cm, mặt luống bằng phẳng, cách rạch hàng cách đều nhau, rạch sâu từ 15 – 20cm để bón phân, sau đó mang hom ra trồng. Đất trồng chủ động tưới tiêu.

Cách trồng

Cắm chếch 1/3 thân trên mặt đất, còn 2/3 thân vùi trong đất từ 3 – 4cm, chếch 45ᵒ.

  1. Chăm sóc

Tưới tiêu cho cây

Sau khi trồng cần tưới nước cho cây ngày 2 lần để hom giống tươi, các nốt rễ phát triển mạnh, mầm mọc sớm. Nếu sau trong đủ ẩm thường 7 – 10 ngày sau Bạc hà mọc. Trong quá trình sinh trưởng nên tưới ẩm thường xuyên cho Bạc hà, nếu úng cần tháo nước đi ngay không nên để cây Bạc hà bị úng quá 24 giờ sẽ làm rụng lá mất năng suất.

Dặm, tỉa, làm cỏ, xới xáo, bón thúc

Sau khi trồng từ 7 – 10 ngày cây đã mọc, cần dặm những chỗ cây chết.

Nên làm cỏ thường xuyên để giảm sự cạnh tranh về nước dinh dưỡng giữa cây Bạc hà với cỏ dại. Sauk hi làm cỏ nên loại bỏ những chỗ trồng dày, cây yếu ớt để cây sinh trưởng tốt hơn.

Bón thúc

Bón phân theo nguyên tắc bón nặng ban đầu, bón thúc nhiều lần, bón dứt điểm sớm. Sau mỗi lần thu cắt cần bón phân để thúc đẩy sự sinh trưởng của cây để cây đạt năng suất cao ở lứa tiếp theo.

Bón thúc đạm dùng để bón thúc vào các giai đoạn như sau:

  • Cây cao 10cm bón 25 kg/ha
  • Cây phân cành bón 15kg/ha
  • Cây mới ra nụ bón 20kg/ha

Nếu lân và kali không có điều kiện ủ thì dùng bón thúc cùng thời gian với bón thúc đạm.

  1. Thu hoạch

Bắt đầu thu hoạch khi cây có 30% hoa nở và kết thúc khi có 70% hoa nở (cây có 100 – 130 ngày sinh trưởng).

Nên thu hoạch lúc trời nắng ấm, nhiệt độ cao, nhiều ánh sáng, đất khô ráo. Nên thu hoạch vào lúc 8 – 15h tốt nhất lúc 8 – 9h sáng.

Sau khi thu hoạch cần tưới nước cho cây Bạc hà, làm cỏ chăm sóc kịp thời để tạo điều kiện cho lứa sau phát triển. Cần chú ý khi nào cây ra lá mới tiếp tục bón phân

Leave a Comment