Rau đắng quê hương

Rau đắng quê hương được gợi nhớ nhiều nhất khi bất chợt ăn món cháo cá lóc hay lẫu cá kèo, không phải vị ngọt thơm của cá mà chính là vị đắng đặc trưng của rau đắng để lại hương vị sâu đậm trong mỗi chúng ta.

rau đắng quê hươngRau đắng quê hương thật ra có hai loài rau rừng mọc hoang ngoài thiên nhiên, đó là rau đắng đất (Polygonum aviculare họ Rau răm Polygonaceae) và rau đắng biển (Bacopa monnieri họ Hoa mõm chó Scrophulariaceae).

1.Rau đắng đất: hay còn gọi là cây xương cá hay cây càng tôm là loài cây cỏ mọc bò gần sát mặt đất, lá nhỏ có bẹ chìa, hoa màu hồng tím mọc tụ 1-5 hoa ở kẽ lá.Rau đắng đất mọc khắp nơi tại các tỉnh của Việt Nam, thường mọc nhiều nơi ẩm ướt.

Trong rau đắng đất có chứa 0.35 % tanin, Vitamin C ( 900mg% đối với cây khô kiệt),Catotin ( 39%), đường, tinh dầu và một ít ancaloit.Rau đắng có tính bình không độc, lợi tiểu, sát trùng bàng quang, ăn nhiều có thể chữa đái buốt, sỏi thận, giải độc, qua nghiên cứu người ta còn phát hiện rau đắng đất có thể giúp hạ huyết áp và tăng cường sự hô hấp.

Người miền quê thường hái rau đắng đất để nấu canh, luộc, ăn sống hoặc hái phơi khô dùng làm thuốc nam chữa bệnh về bàng quang lợi tiểu.

2. Rau đắng biển : hay còn gọi là rau sam trắng, ba kích, cũng là loài cỏ sống dai, thân nhẵn láng mọc bò, hoa màu trắng mọc riêng lẻ. Rau đắng biển mọc hoang khắp nước Việt Nam và cũng mọc nơi ẩm.

Người ta đã chiết xuất được ancaloit dạng tinh thể và Herpestin có trong rau đắng biển.

Rau đắng biển được thu hái và bán như rau dùng ăn sống, nấu canh hoặt luộc.

Rau đắng biển có thể dùng sắc nước uống để chữa bệnh ho, lợi tiểu và bổ thận, có thể nấu nước rau đắng biển để tắm cho trẻ em trị rôm sảy.

Vậy rau đắng quê hương nói chung là rau vị thuốc mà thiên nhiên ban tặng, ông cha ta cũng đã chọn lọc và truyền lại cho thế hệ chúng ta những món ăn đồng quê cùng với biết bao vị rau rừng quý giá.

 Theo những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GSTS Đỗ Tất Lợi

 

Leave a Comment