Rau răm trong ẩm thực và Đông y

Cây rau răm (danh pháp hai phần: Persicaria odorata, đồng nghĩa: Polygonum odoratum, thuộc họ Polygonaceae  , thuộc họ Thân đốt hay họ rau  răm), là cây thân thảo, lá của chúng được sử dụng rộng rãi trong các món ăn của khu vực Đông Nam Á. Trong một số văn bản thuộc các ngôn ngữ khác, chẳng hạn như tiếng Anh đôi khi người ta gọi nó là Vietnamese mint (?), Vietnamese cilantroVietnamese coriander ( ?) hay Cambodian mint,tiếng Đan Mạch là Vietnamesisk koriander (?)v.v

Có tên gọi như vậy là do lá và thân non của nó được sử dụng rộng rãi và rất đặc trưng trong nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam  – mà các du khách ngoại quốc rất thích, chủ yếu nó được ăn sống như một loại rau gia vị trong đĩa rau sống hay được sử dụng ở dạng thái nhỏ cho vào các món ăn như bún thang  (một đặc sản của Hà Nội), miến (với thịt  vịt  hay ngan ), cháo nấu bằng trai hay hến hoặc ăn kèm trứng vịt lộn  cùng với hạt tiêu xay mịn và một chút muối ăn. Món gỏi gà xé phay cũng dùng rau răm làm tăng hương vị. Người dân ở khu vực Huế còn có món gà bóp, trong đó thịt gà trộn lẫn với rau răm và hạt tiêu, tòi, đường, ớt, dấm hay chanh, Rau răm là sự pha trộn của rau mùi và xả, duy nhất được sử dụng khi lá còn tươi. Là càng già thì hương vị càng mất đi. ( nguồn Wikipedia)

Rau răm rất dễ trồng, ta chỉ cần những đoạn  rau răm ( có thể tận dụng những đoạn rau già mua ngoài chợ sau khi đã dùng phần ngọn và lá non), một ít đất trồng và một khay chứa, giâm những đoạn rau răm vào đất trồng, để nơi râm mát, tưới nước cho đất trồng đủ ẩm thường xuyên là rau có thể mọc xanh tốt. Có thể giâm vào những chậu cây xanh có sẵn tại nhà để tận dụng đất.
Theo Tây y, rau răm chứa nhiều tinh dầu, chủ yếu là alkan aldehyt bao gồm tới 50 chất khác nhau. Về tác dụng dược lý rau răm có thể gây sẩy thai, tiêu thai, kháng estrogen, giải độc nọc rắn…Theo lương y Quách Văn Nguyên trong Cây rau làm thuốc trị bệnh thì rau răm có vị cay, tính ấm, mùi thơm đặc trưng dễ chịu và không độc, có tính sát trùng. Được dùng để kích thích tiêu hóa, trị các chứng lạnh bụng, đầy hơi (dùng cả thân rau răm tươi giã và vắt lấy nước cốt uống), chữa phù thũng, bí tiểu, rắn cắn, trĩ. Rau răm giã nát ngâm rượu hoặc dùng ngoài da như hắc lào, lang ben, lở ngứa.

Lưu ý: Rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, mạnh gối, mạnh chân, sáng mắt nhưng ăn quá nhiều sẽ làm giảm ham muốn tình dục. Ăn nhiều rau răm với thịt gà dễ sinh độc cho hệ tiêu hóa. Những người máu nóng, gầy yếu cũng không nên ăn nhiều. Phụ nữ đang hành kinh ăn rau răm dễ bị rong huyết.

Rau răm ngoài ăn sống có thể nấu canh rất ngon và ngọt với thịt bò, cá diếc, cá bống, nghêu hoặc canh cá trê nấu cà chua rau răm.

Sưu tầm

 

1 thought on “Rau răm trong ẩm thực và Đông y”

Leave a Reply to Truong Le Van Cancel reply