HỆ THỐNG TƯỚI PHÂN CHO CÂY TRỒNG

Phân bón đã được loài người sử dụng từ rất lâu đời (khoảng 3000 năm trước). Việc bón phân hợp lý cho cây trồng mang lại nhiều lợi ích như: tăng năng suất, phẩm chất nông sản, ổn định và tăng độ phì của đất, tăng thu nhập cho người sản xuất, bảo vệ môi trường,… Với mục đích mang lợi ích đến cho bà con nông dân tiết kiệm công lao động công chăm sóc thì một hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước là không thể thiếu. Bên cạnh việc tưới nước, hệ thống này có thể kết hợp việc tưới phân và phun thuốc trừ sâu.

Theo phương pháp bón phân qua nước tưới, người ta thường sư dụng hệ thống tưới nước hòa lẫn phân khoáng thể lỏng hoặc rắn và điều tiết bằng áp lực. Các hệ thống tưới nhỏ giọi có cấu trúc phức tạp đắt tiền được sử dụng nhiều trong nông nghiệp công nghệ cao. Các hệ thống này rất tốn kém và đòi hỏi những người am hiểu về máy móc mới có thể vận hành và bảo trì một cách tốt nhất – gọi là hệ thống tưới phân cho cây trồng

Với khoản đầu tư tương đối thấp của bà con nông dân có quy mô nhỏ có thể mua và lắp đặt một hệ thống tưới nhỏ giọt đơn giản. Hệ thống nhỏ giọi đơn giản có thể được lắp đặt bằng những vật liệu sẵn có. Sử dụng thùng làm bình chứa nước, ống PVC làm ống phân phối nên mọi người đều có thể tự thiết kế một hệ thống tưới tiêu rất hiệu quả. Nếu sử dụng nguồn nước thải, nước bẩn cần có một bọ lọc trong hệ thống tưới để tránh tắc nghẽn đường ồng dẫn nước tưới.

Thiết kế một hệ thống tưới nhỏ giọt

Sơ bộ hệ thống tưới nhỏ giọt chi phí thấp (Nguồn: RCSD 2008)

Một hệ thống nhỏ giọt bao gồm: máy bơm, một thùng chứa có vòi hoặc đường ống dẫn nhỏ giọt kết nối với đáy thùng. Thùng chứa này được đặt cách mặt 1m sao cho trọng lực cung cấp đủ nước để đảm bảo tưới nước cho toàn bộ ruộng cây trồng. Nguồn nước tưới có thể là nước hồ, sông suối, nước giếng, song phải đảm bảo không có cặn bã, rác,… Nước được tưới được bơm vào thùng chứa hàng ngày qua bộ lọc. Nước tưới trong thùng sẽ làm đầy ống nhỏ giọt phân bố nước đều cho các điểm tưới. Một ống nhỏ giọt được thiết kể để phân phối nước qua các lỗ cách nhau khoảng 30cm. Để ngăn chặn tắc nghẽn có thể lắp đặt bộ lọc có van điều khiển, hoặc tiến bộ hơn là bộ lọc có thể xử lý nước thải để cải thiện chất lượng nguồn nước.

Bón phân thông qua nước tưới

  • Phân bón được sử dụng

Để có hệ thống tưới phân cho cây trồng nên hòa lẫn phân khoáng thể lỏng hoặc rắn với nước. Các loại phân bón có thể áp dụng hệ thống tưới gồm ure, amoni nitrat (AN), amoni sunfat (AS), Kali clorua (KCl), K2SO4, KH2PO4 được dùng riêng hoặc phối hợp để cung cấp nguồn đạm, phân lân, kali cho cây trồng.

Phân đạm là chất dinh dưỡng phổ biến nhất trong hệ thống tưới nhỏ giọt, vì nó ít gây tắc, kết tủa, trừ AS (gây kết tủa CaSO4 nếu nước dùng là loại cứng chứa nhiều canxi). Khi bón phân lân qua hệ thống tưới muối photphat dễ kết tủa. Giảm độ pH của nước tưới sẽ giảm đáng kể nguy cơ kết tủa các hợp chất Ca – P. Vì thế, người ta khuyến cáo nên sử dụng axit photphoric. Phân kali không gây kết tủa trừ khi K2SO4 hòa trong nước có nồng độ canxi cao.

  • Kỹ thuật vận hành hệ thống tưới nước kết hợp với bón phân
  • Kiểm tra nguồn nước, máy bơm để đảm bảo nguồn nước đạt tiêu chuẩn, không có rác thải, cặn bã.
  • Chuẩn bị đủ lượng phân bón theo từng giai đoạn của cây trồng để có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây theo quy trình vận hành của hệ thống theo dự kiến.
  • Vận hành hệ thống tưới nước và kiểm tra vườn cây để đảm bảo rằng tất cả các cây đều được cấp nước theo đúng lưu lượng.
  • Hòa tan phân theo định lương và cấp phân qua hệ thống tưới. Tùy theo dung tích của bình chứa mà cấp phân và tính toán lượng phân hòa tan sao cho mỗi lần để đảm bảo lượng phân tan hoàn toàn.
  • Tính toán lượng phân cần hòa tan trong bình, bể chứa phân:

F = C×S/1000

Trong đó:

F: Lượng phân cần hòa tan trong bình, bể chứa (kg)

C: Dung tích bình, bể chứa phân (lít)

S: Độ hòa tan của phân trong nước, trung bình khoảng 500g/lít

1000 : chuyển sang kg

Ví dụ: Dung tích bể chứa phân hòa tan là 30 lít, độ hòa tan của phân là 500g/lít. Vậy lượng phân cần hòa tan để bón qua hệ thống tưới lá F = 30×500/1000 = 15kg.

  • Tính toán số lần hòa tan phân để bón qua hệ thống tưới

 

L = Ft/F

L: Số lần hòa tan phân

Ft: Tổng lượng phân bón dùng để bón cho 1 đợt (kg)

F : Lượng hân bón hòa tan cho 1 bình chứa (kg)

Ví dụ: Theo khuyến cáo, lượng phân bón cho 1 đợt kết hợp với nước tưới là 30kg. Bình chứa phân có dung tích 30 lít, độ hòa tan phân là 500 g/lít. Cách tính như sau:

– Lượng phân cần hòa tan trong 1 bình 30 lít: F = 30× 500/1000 =15kg

– Số lần cần hòa tan hết 30 kg: L= 30/15 = 2 lần

  • Tính toán thời gian hệ thống tưới hút hết phân hòa tan trong bình chứa

T=C/LL

Trong đó :

T: Thời gian hệ thống hút hết 1 bình chứa phân đã hòa tan

C: Dung tích bình chứa

LL: Lưu lượng của ống hút dung dịch phân đã hòa tan. Lưu lượng phụ thuộc vào đường kính ống hút phân và lưu lượng của ống dẫn nước tưới của hệ thống.

Ví dụ: Một bình chứa phân hòa tan dung tích 50 lít. Lưu lượng hút phân của hệ thống tưới khoảng 2 lít/ phút thì thời gian để hút hết 1 bình chứa phân hòa tan sẽ là:

T = 50/2= 25 phút.

Ưu, nhược điểm của hệ thống tưới phân

  • Ưu điểm
  • Hiệu quả sử dụng nước cao và chi phí lao động thấp.
  • Giảm phân bón / mất chất dinh dưỡng do ứng dụng bản địa hoá và giảm thiểu sự rửa trôi.
  • Khả năng tưới cho những cánh đồng có hình dạng không đều. San lấp mặt bằng của lĩnh vực này không cần thiết.
  • Cho phép sử dụng an toàn nước tái chế (nước thải).
  • Độ ẩm trong vùng gốc có thể được duy trì ở công suất hiện trường và giảm thiểu sự xói mòn đất.
  • Loại đất có vai trò không quan trọng trong tần suất tưới tiêu.
  • Sự phân bố nước cao như nhau, được kiểm soát bởi đầu ra của mỗi vòi phun.
  • Thường vận hành ở áp suất thấp hơn các loại tưới áp lực khác, giảm chi phí năng lượng.

 

  • Nhược điểm
  • Chi phí ban đầu đắt có thể được nhiều hơn hệ thống trên không (hệ thống thương mại).
  • Mặt trời có thể ảnh hưởng đến các ống được sử dụng để tưới nhỏ giọt, rút ​​ngắn thời gian sử dụng được.
  • Nếu nước không được lọc đúng cách và thiết bị không được bảo dưỡng đúng cách, nó có thể gây tắc nghẽn.
  • Nước tưới nhỏ giọt có thể không đạt yêu cầu nếu thuốc diệt cỏ hoặc các loại phân bón hàng đầu cần tưới phun để kích hoạt.
  • Xử lý nước, thời gian và thu hoạch, nếu không được lắp đúng.
  • Hệ thống cần được nghiên cứu cẩn thận của tất cả các yếu tố liên quan như địa hình đất, đất, nước, cây trồng và điều kiện khí hậu nông nghiệp, và sự phù hợp của hệ thống tưới nhỏ giọt và các thành phần của nó.
  • Nếu không có đủ dung dịch tẩy rửa (hầu hết các hệ thống nhỏ giọt được thiết kế cho hiệu suất cao, có nghĩa là ít hoặc không có phần tẩy rửa), muối được sử dụng với nước tưới có thể tích tụ trong vùng gốc.

Leave a Comment