Thuốc bảo vệ thực vật sinh học

Thuốc bảo vệ thực vật được tạo bởi hai nguồn cơ bản là từ các sinh vật có trong tự nhiên( thuốc bảo vệ thực vật sinh học) và tổng hợp từ các chất hóa học ( thuốc BVTV hóa học).Trong sản xuất trồng trọt người nông dân đã lạm dụng thuốc BVTV hóa học do hiệu lực tiêu diệt nhanh giá thành thấp nhưng đồng thời gây nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

Thuốc bảo vệ thực vật sinh học cần phải được quan tâm và khuyến khích sử dụng rộng rãi nhất là đối với các nhà sản xuất rau quả phục vụ cho nhu cầu thị trường hàng ngày.

Thuốc bảo vệ thực vật sinh học chia thành các nhóm sau:

thuốc bảo vệ thực vật sinh học
Chế phẩm sinh học Trichoderma thường được sử dụng trong trồng rau sạch

1. Nhóm vi sinh: thành phần thuốc bao gồm những vi sinh vật còn sống như nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng, chúng đều ở dạng bào tử hay nang trong thời gian nhất định.Các vi sinh vật này sẽ phát triển và ký sinh trên vật chủ khi gặp điều kiện thuận lợi.

Ví dụ: Thuốc sâu BT, Nấm trichoderma…

2.Nhóm độc tố và kháng sinh: thuốc bảo vệ thực vật sinh học được tạo ra trong môi trường nuôi cấy vi sinh vật, gồm chất gây độc ( độc tố) và chất tác động lên hoạt động sống tế bào ( kháng sinh).

Ví dụ: Kasugamycin, Streptomycin, vadydamycin, ningnamycin,… ( kháng sinh).

Avermectin, spinosad…( độc tố)

3. Nhóm thảo mộc: thuốc bảo vệ thực vật sinh học tạo bởi quá trình tách chiết thực vật có hiệu lực khá cao và phong phú do nguồn nguyên liệu dồi dào.

Ví dụ: Cây thuốc lá, cây neem, bột tỏi, Matrin, Rotenone, saponin….

4. Nhóm nguồn gốc sinh học khác: ngoài ra thuốc bảo vệ thực vật sinh học có thể bào chế từ nguồn sinh học khác như vỏ tôm cua ( Chitosan), các acid amin từ thủy phân protein, dầu khoáng…

Cơ chế tác động của thuốc bảo vệ thực vật sinh học chủ yếu lên hệ thần kinh hay hệ hô hấp, hệ tiêu hóa hoặc có tác động xua đuổi, ký sinh, đồng thời có khả năng kích thích hệ thống kháng bệnh của cây trồng.

Ngoài ra thuốc bảo vệ thực vật sinh học mau bị phân hủy trong điều kiện tự nhiên và thời gian cách ly rất ngắn ( thường cách ly từ 3-5 ngày), khả năng tồn dư trên nông sản khi thu hoạch rất ít.

Bên cạnh đó thuốc bảo vệ thực vật sinh học còn một số nhược điểm sau:

– Hiệu lực trừ dịch hại thể hiện chậm, thời gian duy trì hiệu lực ngắn làm giảm hiệu quả phòng trừ sâu bệnh.

– Điều kiện bảo quản nghiêm ngặt để bảo đảm thuốc không bị hư.

– Giá thành khá cao so với thuốc BVTV hóa học.

 Theo Thuốc bảo vệ thực vật sinh học của KS Nguyễn Mạnh Chinh

Leave a Comment