3 cành cơ bản trong tán cây Bonsai

Việc bố trí tán lá trong  tạo tác Bonsai, thường 3 cành cơ bản được uốn sửa dựa theo một khuôn mẫu nhất định. Việc bố trí các tán cấp 1 này quá cứng nhắc làm cành cây Bonsai  mất đi sự phong phú, đa dạng, không phù hợp với sự phong phú của tự nhiên.

Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do sự hạn chế của người tạo tác, chưa trải nghiệm thực tế đầy sinh động của cây rừng trong thiên nhiên, nên hình ảnh của chúng chưa được tái tạo trong tác phẩm, cũng có thể người tạo tác quá tuân thủ những chuẩn mực khô cứng, xem như những qui tắc bắt buộc trong sáng tác Bonsai.

Một tác phẩm Bonsai độc đáo, ấn tượng ngay với người thưởng ngắm là tác phẩm  có sự biến tấu giữa chuẩn mực và yếu tố tự nhiên trong bố trí tán cây .

Một số tác phẩm Bonsai dưới đây sẽ minh chứng cho những biến tấu ấy

Cây Bonsai
cây Linh Sam –  Ở đây ta không thấy 3 cành cơ bản bố trí một cách chứng nhắc, tác phẩm rất ấn tượng và tự nhiên

cây Linh Sam – ở đây 3 cành cơ bản bố trí lên cao, đặc biệt là cành lả ( cành thứ 2) buông thòng xuống, tạo nét nhẹ nhàng, tự nhiên cho tác phẩm

 Cây Sam núi: Ở đây dáng cây tương tự như cây Linh sam, vị trí 3 cành cơ bản của cây Bpnsai này không theo khuôn mẫu. Cành lả là cành thứ 2, là cành đối trọng với cành số 1, trong khi đó cành phông lại là cành số 2, thay vì là cành thứ 3 như qui định thông thường. Sự linh động bố trí các cành cơ bản này làm cho tác phẩm tự nhiên, hài hòa không gượng ép.

cây Linh Sam: ở đây mỗi cây đều có 3 cành cơ bản, nhưng nhìn tổng thể thì toàn bộ cây nhỏ giữ vị trí cành chính ( cành 1) của tác phẩm, cành chính ( vị trí thấp nhất) trên cây cao lại đóng vai trò của cành đối trọng cho tác phẩm.

……………..

Khúc biến tấu của 3 cành cơ bản, hoàn toàn phù hợp với cây trong tự nhiên

Nguồn : Tapchihoacanh

 
 

Leave a Comment