Cây cảnh tôn giá trị và nâng tầm con người

Cây cảnh là “lá phổi xanh”, là khoảng không gian xanh mà tất cả mọi người đều muốn tạo dựng với mục đích làm không khí xung quanh nhà  thêm trong lành, thư  giãn sau những giờ làm việc mệt nhọc. Ông cha xưa dạy một nhà lý tưởng phải đủ tứ tuyệt “nhất mộc, nhị vân, tam nhân, tứ thú”.

1. Một là nhà phải có cây cối

Nhà có cây cảnh bao quanh, tâm hồn con người cũng luôn tươi sáng
Nhà có cây cảnh bao quanh, tâm hồn con người cũng luôn tươi sáng

Có thể là cây ăn trái, cây cảnh, cây hoa, tỏa hương quanh năm, dàn thiên lý, hàng tóc tiên, bờ dâm bụt…Một bầu không khí mát lành, một mùi hương ngây ngất đâu đây, một tâm hồn thanh thản. Một tòa biệt thự nếu có không gian rộng nhưng chỉ toàn gạch, đá, sắt, thép…bố cục nặng nề, trơ trọi thì mọi giá trị của tòa nhà đều giảm và chủ nhân ngôi nhà đã để khuyết một góc về tri thức và tâm hồn, như vậy chưa hẳn có tiền xây nhà to mà đã đủ. Một hệ thống cây cảnh trang trí phong cảnh ngoại thất và nội thất đầy nghệ thuật thì tòa biệt thự trở nên đẹp và có giá, chủ nhân của nó cũng là một người có tâm hồn.

2. Hai là nhà phải có mây trời

 Tung cánh cửa sổ là gió vào, trăng vào và nhìn thấy trời mây. Nhà không thể như cái hòm, như hũ nút được. Bí bách , ngộp ngạt, khó thở, gia chủ luôn cảm thấy không thoải mái.

3. Ba là nhà phải có con người xum họp

 Nhà càng có đầy đủ ông bà, cha mẹ, con cháu, dâu rễ, hàng xóm láng giềng và bạn bè thân hữu lui tới mới là nhà có phúc.

4. Bốn là nhà phải có loài cầm thú

Con lợn, con gà hay con chim cảnh, con cá cảnh…Con người yêu quí vật nuôi, con vật đem đến nguồn vui cho con người.

Trong tứ tuyệt trên rõ ràng cây được ông cha ta xếp hàng đầu, mà cây cảnh nghệ thuật là hàng đầu của hàng đầu vậy.

Không cứ phải nhà to, nhà giàu mới có cây cảnh. Một căn hộ đơn sơ, nhà gỗ, mái lợp tranh nhưng mảnh sân nhỏ trước nhà chính diện là một bể sơn cảnh hữu tình, tiếp đến là cây thế, cây tự nhiên, cây hoa đua nở đã nói đời sống tinh thần của chủ nhân nó.

Trong cây cảnh,Tùng, Trúc , Mai là 3 loài cây được ghi nhận có đức tính vượt trội hơn hết. Chẳng những khỏe đẹp về kiểu dáng mà bản chất lại gan góc, anh hùng, xứng đáng được xem là hình ảnh của người quân tử trượng phu. Ba cây đó được gọi là “Tuế hàn tam hữu” ( Ba người bạn của tuyết lạnh).

Tùng trơ gan cùng tuế nguyệt
Tùng trơ gan cùng tuế nguyệt

– Tùng trơ gan cùng tuế nguyệt, không úa vàng thay lá lúc đang thu và thản nhiên trước đông hàn tuyết giá.

Trúc vươn cao ngọn oằn như rồng (vật đứng đầu trong tứ linh : Long, Ly, Quy, Phụng)
Trúc vươn cao ngọn oằn như rồng (vật đứng đầu trong tứ linh : Long, Ly, Quy, Phụng)

– Trúc sống thẳng là hình ảnh của người quân tử, là tiết tháo của kẻ trượng phu. “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Bất chấp hoàn cảnh khắc nghiệt thế nào, ở đâu trúc vẫn xanh tốt, vẫn sinh măng và che chở cho mầm măng mọc thẳng. Trúc vươn cao ngọn oằn như rồng (vật đứng đầu trong tứ linh : Long, Ly, Quy, Phụng).

Mai có sức sống và sự trổ hoa thật kỳ diệu
Mai có sức sống và sự trổ hoa thật kỳ diệu

– Mai có sức sống và sự trổ hoa thật kỳ diệu. Trời đông, các loài hoa khác không chịu nổi giá lạnh, đều rơi rụng, nhưng hoa mai lại đẹp ra. Dù sương tuyết vây phủ, mai vẫn giữ nguyên cốt cách của mình.

“Tam hữu” là hình ảnh tượng trưng cho sự cao cả, thiêng liêng đầy cương nghị và sức mạnh chiến thắng, trường tồn xuân sắc. Có thể nói tóm lại là vĩ đại và bất diệt như “núi cao” vậy.

Lê Quang Khang – Phan Văn Minh

Leave a Comment