Chẳng bao lâu nữa nước quý hơn vàng

Cứ một triệu lít nước trên Trái đất thì con người chỉ có thể sử dụng được 125 lít. Số còn lại hoặc là nước mặn ở các đại dương, hoặc là đá băng hoặc nằm sâu dưới các tầng nước ngầm. Vì vậy, chỉ một phần nhỏ trong 1,4 tỉ km3 nước trên Trái đất được sử dụng trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống.

Các chuyên gia dự báo rằng chỉ trong một thời gian ngắn nữa, sự khan hiếm nước sẽ tới các giới hạn đầy kịch tính. Tình trạng này sẽ làm cho thiếu tới 50% tổng lượng nước ngọt cần thiết vào năm 2040. Nói cách khác, 9,5 tỷ người sẽ phải chia sẻ một lượng nước bằng lượng nước là 6 tỉ người hiện đang sử dụng. Nước là một cấu thành của chu trình thiên nhiên, trong đó khối lượng tuyệt đối vẫn còn nguyên vẹn.

Khan hiếm nước có nhiều nguyên nhân

Ảnh minh họa

Kịch bản khan hiếm nước có nhiều nguyên nhân khác nhau: gia tăng dân số, tuổi thọ tăng nhiều và sử dụng nước rất phong phú trong mọi lĩnh vực đời sống. Hơn nữa, nước thải công, nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày chứa nhiều chất gây ô nhiễm nước ở sông hồ và các tầng nước ngầm. Có tới 50 trong số 188 quốc gia thành viên LHQ đã lâm vào tình trạng thiếu nước, nhất là Châu Phi và Trung Đông.
Nếu ở quốc gia nào mỗi người mỗi ngày chỉ được cung cấp 4,7 lít nước thì ở đó được coi là bị khan hiếm nước. Để so sánh, mức tiêu thụ nước ở Đức là 128 lít/người/ngày. Gần 1,2 tỉ người hiện không có nước uống sạch. Điều đó lý giải tại sao mỗi giờ có 400 trẻ em trở thành nạn nhân của các căn bệnh nguy hiểm như sốt thương hàn, kiết lỵ và tiêu chảy. Các vi trùng gây các bệnh này thâm nhập vào đường tiêu hoá do nước bị ô nhiễm. Các bác sĩ kết luận rằng 37% số người chết trên thế giới là từ các căn bệnh này

Nông nghiệp tiêu thụ tới 75% tổng lượng nước ngọt

Ngành nông nghiệp là một trong những thủ phạm chính gây nên tình trạng khan hiếm nước. Một mặt, các loại phân bón và thuốc trừ vật hại đã gây ô nhiễm các nguồn nước mặt, mặt khác, nông nghiệp lại tiêu thụ tới 75% tài nguyên nước ngọt hiện có. Trong số 10 tấn mễ cốc thu hoạch thì có 4 tấn đuợc trồng trên các cánh đồng cần nước tưới. Tỉ lệ này đang ngày càng tăng lên vì ở nhiều quốc gia việc tự túc lương thực đang được coi là ưu tiên quốc gia cao nhất, nhiều cây trồng đã được trồng trong một môi trường không phù hợp với tính chất lý sinh của chúng. Do đó, chúng phải được trồng theo những phương pháp đặc biệt và cần tưới nước, làm cho nguồn nước tưới bổ sung thêm tới 1000m3/người/năm. Sandra Postel, Viện Tầm nhìn Thế giới nói rằng đây là sự “lãng phí khổng lồ”.

Ngành thương mại thế giới đang bối rối trước những vấn đề vận chuyên lương thực. Tuy nhiên, ở nhiều khu vực chẳng hạn như ở Trung Đông, xây dựng hệ thống thuỷ nông nhân tạo lại là việc làm không cần thiết. Đây là khu vực hiện nay phải nhập khẩu toàn bộ lúa mì, nên nhu cầu bổ sung nước cần thiết thì sông Nile cũng đủ khả năng đáp ứng được. Không chỉ những người nông dân ở các vùng khô hạn thuộc các nước Nam sử dụng nước một cách phung phí. Chẳng hạn, người nông dân Hoa Kỳ, chỉ trong vòng 5 năm họ đã hút kiệt các tầng nước ngầm Ogallala, một hồ chứa nước ngầm mênh mông của Hoa Kỳ, sẽ phải mất 500.000 năm nữa, hồ chứa nước ngầm này mới phục hồi lại đuợc, còn hậu quả là gì thì chưa thể lường hết đuợc.

Nước thất thoát nhiều do bốc hơi và lãng phí

Vấn đề chủ yếu ở đây là các công trình thuỷ nông nhân tạo vận hành thiếu hiệu quả. Chỉ 40% lượng nước thực sự tới đuợc cây trồng. Số còn lại bốc hơi hoặc chảy tràn trên mặt đất. Nông dân Israel đã sử dụng các trang thiết bị nông nghiệp công nghệ cao có thể giảm tổn thất nước tới 50%, song lại quá tốn kém với nông dân nơi khác. Các thành phố cũng là nơi sử dụng nước lãng phí quá rõ ràng. Theo điều tra của LHQ, các hệ thống cống rãnh và đuờng ống dẫn nước trên khắp thế giới thường xuyên bị hư hại. Đường ống rò rỉ thấm vào đất 1/2 lượng nước ngọt – Sau khi sử dụng, 1/2 lượng nước còn lại này hầu như không được xử lý, chảy thẳng vào sông hồ hoặc ngấm vào đất – chỉ 5% nước thải được đưa vào các nhà máy xử lý, dùng lại làm nước uống. Vì vậy, các nguồn nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm, do đó các hồ chứa nước thiên nhiên bị phá huỷ.

Các hồ nước nhân tạo cũng như các đập nước là chủ đề cho các cuộc tranh luận sôi nổi về môi trường và kinh tế. Kế hoạch xây dựng các đập khổng lồ trên sông Euphrates và Tigris đã nổ ra những mối bất hoà triền miên với các nước láng giềng Syria và I-rắc. Hai quốc gia này nằm ở hạ lưu và luôn lo sợ vì sẽ bị bắt mất nguồn cung cấp nước.
Một cựu Tổng thư ký LHQ đã tiên đoán “Các cuộc chiến sắp tới sẽ xảy ra không phải vì những nguyên nhân chính trị mà do khan hiếm nước gây nên” nguyên nhân chiến tranh chủ yếu trong tương lại hoặc thậm chí các cuộc xung đột hiện nay chính là trên thế giới hiện có hơn 240 con sông chảy qua biên giới các nước. Vì vậy, các chính trị gia yêu cầu phải có những công ước quốc tế phân định rõ ràng quyền được khai thác các tài nguyên nước chung cho từng nước.

Tăng giá nước trên thế giới là một giải pháp tiết kiệm nước

Hầu hết các chuyên gia nhất trí rằng các nhà đầu tư tư nhân cần tiếp tục phòng ngừa các nguồn nước dự trữ. Ban Thư ký LHQ ước tính rằng hàng năm phải cần tới 50 tỷ đôla chỉ dành riêng để cung cấp nước sạch cho các nước Nam. Tuy nhiên, các nhà đầu tư sẽ thành công nếu chính sách nước thay đổi. Giá nước hiện nay vẫn còn quá rẻ. Những khoản trợ giá thực tế chỉ khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nước một cách phung phí. Chẳng hạn, nông dân ở California chỉ trả 2%, còn nông dân ở Pakistan chỉ trả 13% các chi phí thực tế. Do đó, cần phải tăng giá nước trên phạm vi thế giới.
Giám đốc Chương trình Môi trường của LHQ (UNEP), K. Toepfer kêu gọi vừa phải có chính sách giá nước hợp lý vừa không làm thiệt hại người nghèo, nhưng đồng thời lại ngăn chặn được bất kỳ sự khuyến khích dùng nước lãng phí.
Dù sao chăng nữa thì người nghèo cũng chẳng chịu bó tay về nước nếu như chấm dứt hệ thống trợ giá nước toàn cầu và tư nhân hoá các xí nghiệp nước. Trước hết, đa số người nghèo không được dùng nước từ mạng lưới phân phối quốc gia. Hoặc họ phải mua nước của những người bán nước rong địa phương chở đi bán trong các xitec với giá cắt cổ hoặc họ phải khắc phục khó khăn để tự cung tự cấp.

Theo N.D. Theo Dialog

Leave a Comment