Tính chống thuốc của dịch hại là trở ngại đối với sản xuất nông nghiệp

– Tính chống thuốc là khả năng của dịch hại ngày càng chịu được lượng thuốc cao hơn so với lúc đầu. Tính chống thuốc hình thành là do sử dụng một loại thuốc liên tục nhiều lần làm cho sâu quen dần với thuốc và trở nên chống thuốc (kháng thuốc). Có những loại thuốc và những loại dịch hại mau trở nên chống thuốc hơn những loại  thuốc và dịch hại khác. Các thuốc tác động qua đường thần kinh, nhất là thuốc Cúc tổng hợp, mau làm cho sâu quen thuốc. Các loại bọ trĩ, rầy nâu, sâu tơ, sâu xanh da láng…cũng mau quen thuốc hơn các loại sâu khác.

Tính chống thuốc của dịch hại
Sử dụng thường xuyên một loại thuốc cũng tăng tính chống thuốc của dịch hại

– Sự hình thành tính chống thuốc là một trở ngại lớn đối với sản suất do làm cho hiệu quả phòng trừ của thuốc ngày càng giảm, phải tăng nồng độ và liều lượng thuốc, từ đó làm tăng chi phí và tăng ô nhiễm. Trong thực tế, tính chống thuốc đã được ghi nhận với nhiều loại thuốc và nhiều loại sâu. Với bệnh hại và cỏ dại, tính chống thuốc ít xảy ra hơn.

– Để hạn chế tính chống thuốc, chủ yếu là sử dụng luân phiên thay đổi loại thuốc và áp dụng nguyên tắc “4 đúng” để tăng hiệu quả của thuốc.

Theo KS. Nguyễn Mạnh Chinh

Leave a Comment