“Giải độc” cơ thể với rau má

Rau má có tác dụng thanh nhiệt
Rau má có tác dụng thanh nhiệt

 Rau má còn có tên là Tích tuyết thảo  có tên khoa học là Centella asiatica (L.) thuộc họ Hoa tán Umbelliferae.. Loại thực vật nầy mọc lan trên mặt đất có lá trông giống như những đồng tiền tròn được xếp nối tiếp nhau nên còn gọi là Liên tiền thảo. Cây rau má có thân nhẳn , mọc lan trên mặt đất, có rể ở các mấu. Lá có cuống dài mọc ra từ gốc hoặc từ các mấu. Lá hơi tròn, có mép khía tai bèo. Phiến lá có gân dạng lưới hình chân vịt. Hoa mọc ở kẻ lá. Cánh hoa màu đỏ hoặc tía,là một thứ rau dại ăn được thường mọc ở những nơi ẩm ướt. Người Miền Nam quá quen thuộc với rau má, nó là một loại rau thường được dùng để ăn sống, nấu canh, ép lấy nước uống giải nhiệt .

Dược tính, công dụng
Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, vào Can, Tỳ Vị có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má thường dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy. Từ những năm 1940, y học hiện đại bắt đầu nghiên cứu những tác dụng của rau má. Rau má có những hoạt chất thuộc nhóm saponins (còn được gọi là tripernoids) bao gồm asiaticoside, madecassoside, madecassic acid và asiatic acid. Hoạt chất asiaticoside đã được ứng dụng trong điều trị bệnh phong và bệnh lao. Người ta cho rằng trong những bệnh nầy, vi khuẩn dược bao phủ bởi một màng ngoài giống như sáp khiến cho hệ kháng nhiểm của cơ thể không thể tiếp cận. Chất asiaticoside trong dịch chiết rau má có thể làm tan lớp màng bao nầy để hệ thống miển dịch của cơ thể tiêu diệt chúng.

Đối với da, nhiều công trình nghiên cứu và kết quả lâm sàng đều cho thấy dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết giúp vết thương chóng lành và mau lên da non. Hiên nay rau má đã được sử dụng rất đa dạng dưới hình thức thuốc tiêm, thuốc bột, thuốc mở để điều trị tất cả các chứng bệnh về da như vết bỏng, vết thương do chấn thương, do giải phẩu, cấy ghép da, những vết lở lâu lành , vết lở do ung thư, bệnh phong, vẩy nến…

Đối với tuần hoàn huyết, những hoạt chất của rau má có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo trong của thành mạch và làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu. Do đó rau má cũng hửu ích trong các chứng tăng áp lực tĩnh mạch ở các chi dưới.
Một vài bài thuôc từ rau má

*Toa căn bản

-Rau má 8g

– Rể tranh 8g

-Lá muồng trâu 4g

– Cỏ mần chầu 8g

– Cỏ mực 8g

– Cam thảo nam 8g.

-Ké đầu ngựa 8g,

-Củ sả 4g,

-Gừng tươi 4g

-Vỏ quít 4g.

Đổ 3 chén nước sắc còn non một chén, uống lúc thuốc còn ấm.

Công dụng : Hoàn ích khí, dưỡng âm, trợ cơ, cứu đói .Có thể làm thuốc bổ dưỡng cho trẻ em, người già hoặc ngưòi ốm mới khỏi hoặc dùng làm lương khô mang theo khi đi xa phòng khi thiếu thốn thực phẩm.

* Toa thuốc gồm 4 vị :

-Lá dâu tầm,

– Mè đen,

– Bột củ mài và Rau má.

Mỗi vị ngang nhau, tán bột làm hoàn, mỗi hoàn khoảng 5g. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 hoặc 2 hoàn

* Thuốc hạ huyết áp.

– Rể nhàu 16g,

– Rể kiến cò 12g,

– Lá tre l2g,

-Rể tranh 12g,

-Rể cỏ xước 12g,

-Rau má 16g,

-Lá dâu 12g
Sắc uống hoặc đóng viên làm trà uống thay nước hàng ngày.

Sốt xuất huyết.

-Rau má 20g,

-Cỏ mực 16g,

-Rau sam 16g,

-Đậu đen 16g. Sắc uống.

* Nước ép rau má.
 Nước ép rau má là một cách sử dụng rau má đơn giản và thông dụng nhất. Nước ép rau má tươi có đầy đủ các hoạt chất và tác dụng đã đề cập. Mỗi người, mỗi ngày có thể dùng từ 30 đến 40g rau má tươi. Lá rau má mua về rửa sạch, giả hoặc xay nát. Cho thêm một ít nước vào. Vắt và lọc bỏ xác. Thêm vào một ít đường cho dễ uống.

Lưu ý:
Rau má có tính lạnh nên những người có Tỳ Vị hư hàn, hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng. Những trường hợp nầy chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hoặc khi dùng kèm theo một vài lát gừng sống. Dùng ngoài da không giới hạn.

Sưu tầm

 

Leave a Comment