Tẩy giun bằng hạt trâm bầu

Người miền Nam thường dùng hạt trâm bầu để tẩy các loại giun. Dược liệu cũng đã được các các nhà khoa học bào chế thành viên thuốc. Còn ở miền Bắc, người dân thường dùng hạt sử quân (cây nấc) cho mục đích này.
Cây trâm bầu còn có tên là trưng bầu, tim bầu, song re, là một cây nhỏ, hoa màu vàng nhạt, quả có 4 cánh mỏng. Cây mọc hoang chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

cây trâm bầuQuả trâm bầu thu hái vào mùa thu đông, tách lấy hạt, phơi hoặc sấy khô. Nước sắc hạt trâm bầu, dịch chiết các thành phần từ hạt như tanin, flavon, dầu béo… khi kết hợp sẽ có tác dụng trừ diệt mạnh hơn so với các thành phần được chiết riêng rẽ.

trái trâm bầuKhi dùng, lấy hạt trâm bầu nướng qua, giã nhỏ rồi kẹp vào chuối chín mà nuốt vì thuốc có vị rất đắng, chát và mùi hăng cay. Mỗi ngày, người lớn dùng 10-15 hạt, trẻ em tùy tuổi dùng 5-10 hạt. Có thể dùng hạt trâm bầu nghiền nát với lá mơ tam thể (lượng bằng nhau) rồi trộn với bột làm bánh hấp, ăn vào buổi sáng sớm lúc đói.

Dựa vào kinh nghiệm trên, Viện Y học dân tộc TP HCM đã nghiên cứu bào chế “viên trâm bầu” gồm cao và bột hạt này với bột lá muồng trâu, mỗi viên 0,25 g. Viên trâm bầu đã được sử dụng cho 450 bệnh nhân bị nhiễm giun đũa (có xét nghiệm phân trước và sau điều trị). Mỗi ngày, người lớn uống 10 viên; trẻ em 6-14 tuổi uống 5 viên, 1-5 tuổi uống 1 viên (uống vào buổi sáng lúc đói trong 3 ngày liền).

Kết quả, tỷ lệ ra giun của viên trâm bầu là 70%, so với thuốc thông dụng piperazin là 90%; tỷ lệ trứng giun còn lại trong phân là 57% (piperazin là 20%).

Có người còn lấy chất nhớt ở mặt trong vỏ cây trâm bầu để uống, cũng thấy ra giun. Ở Campuchia và Thái Lan, hạt trâm bầu cũng được dùng làm thuốc tẩy giun.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Leave a Comment