Vị thuốc từ Xương rồng vợt gai

Xương rồng vợt gai, còn có tên là Xương rồng bà có gai, hay Vợt gai, tên khoa học: Opuntia dillenii (Ker Gawl.) Haw (tên đồng nghĩa: Cactus dillenii K. G., thuộc họ Xương rồng (Cactaceae).

xuong rong vot sLà cây tiểu mộc cao đến 0,5 – 3 m; thân do những lóng dẹp hình vợt, xanh dợt, mang nhiều nuốm với 3 – 8 gai; gai to với sọc ngang, dài 1 – 4 cm. Hoa vàng rồi đỏ, to; phiến hoa nhiều; tiểu nhụy nhiều, chỉ nhị hường hay đỏ; noãn sào hạ. Phì quả to 4 – 5 cm, màu đỏ đậm. Đất cát hoang dựa biển; hoa quanh năm. Gốc Trung Mỹ, nhập vào Đông Nam Á vào thế kỷ 17.

Rễ dùng như trà trị tiểu nóng. Thân, giã đắp nơi đau, nhọt cho mau ra miệng, dùng nấu nước tắm trị sưng, hay gàu đầu, nhựa chữa mụn nhọt, nhất là nhọt mủ, nhọt đầu đinh. Lấy một khúc cành Xương rồng bà, cạo sạch gai, giã nát với lá Ớt, lá Mồng tơi đem rịt vào chỗ sưng. Nếu có mủ, mụn sẽ vỡ nhanh.

Vợt non làm rau nấu canh ăn được. Mủ nó không độc nhưng đừng để văng vào mắt. Trái chín ăn được (ngon ngọt). Trái chín nghiền nát, thêm 15% đường và men rượu, ủ làm rượu vang, cho rượu ngon và màu đẹp.

Các Cactaceae (Xương rồng) thường nguy hiểm vì các gai có ngạnh nhỏ như lông (glochidie).

Trong đông y người ta dùng toàn cây và rễ Vợt gai để làm thuốc và cho rằng trong cây có một chất nhày là heterosid flavonic.

1. Tính vị, tác dụng

Xương rồng vượt gai vị đắng, tính mát; có tác dụng hành khí, hoạt huyết, thanh nhiệt giải độc, tán ứ, tiêu thũng, kiện vị, chỉ thống, giảm ho. Do có chất nhày nên cây có tính chống co thắt và chống ho.

2. Công dụng, chỉ định

Rễ và thân được dùng chữa tâm vị khí thống, báng, lỵ, trĩ ra máu, ho, đau họng, nhọt ở phổi, sưng vú, đinh sang, phỏng lửa và rắn cắn. Người ta dùng toàn cây và rễ chữa viêm loét dạ dày – hành tá tràng, lỵ cấp tính, dùng ngoài trị viêm tuyến mang tai truyền nhiễm (quai bị), viêm tuyến vú, ung độc và phỏng.

xuong rong sCòn một loài khác gọi là cây Tay cùi, hay Xương rồng vợt gai thuôn dài, hay Xương rồng Nopal, tên khoa học: Nopalea cochenellifera (L.) Salm.-Dyck., gốc Trung và Nam Mỹ châu, được trồng rải rác (làm hàng rào hoặc làm cảnh) ở vùng duyên hải từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận, Bình Thuận.

Bụi cao 1 – 4 mét, thân do các cành hình vợt, dẹp và thuôn dài, 20 – 30 cm, có nhiều núm nhỏ với chùm gai ngắn (ít gai hơn loài trên). Hoa đỏ hay vàng. Trái to 4 – 5 cm, nạc đỏ

Trái Tay cùi ăn được, mát và nhuận trường, trị ho (ép nước cốt để ngậm, uống), dùng làm mứt, làm rượu vang. Nhánh non giã đắp trị viêm loét ngoài da, mụn nhọt, chốc đầu hoặc để trị gàu. Nhánh non chưa có gai hoặc gai còn mềm dùng ăn như rau hoặc để giải khát vì chứa trên 90% nước. Người ta cũng dùng cành non (gai còn mềm hoặc đập hết gai) để cho dê và trâu, bò ăn. Ở vùng sa mạc người ta trồng xương rồng Tay cùi để phủ đất rồi thu hoạch xay nhuyễn, phơi khô làm bột cỏ cho gia súc.

 

DS. PHAN ĐỨC BÌNH-Báo Khoahocphothong

Leave a Comment