LỐI ĐI TRONG VƯỜN CẢNH

Có thể nói cảnh là đơn vị cơ bản trong không gian vườn cảnh, mỗi cảnh mang chủ đề và đặc trưng riêng. Lối đi trong vườn cảnh bao gồm : đường đi dạo, đừơng mòn, những phiến đá lót chân, lối đi vào để chăm sóc bảo dưỡng vườn cảnh…; nó phân định, vạch chia toàn cảnh của khu vườn thành nhiều cảnh. Thông qua lối đi thưởng ngoạn trong vườn mà tổ chức không gian , cũng thong qua kiến trúc cảnh quan mà sáng tạo nên cảnh.Lối đi trong vườn cảnh được bố trí hợp lý, thiết kế tỉ mĩ mở ra những cảnh khác nhau trong vườn cảnh.Không chỉ đơn thuần công năng chính của lối đi là dùng để đi, để vận chuyển; mà lối đi dùng để tạo sự nối kết giữa các khu vực trong vườn cảnh, bản thân của nó còn làm nổi bật cảnh trong vườn.

Khác với lối đi bằng ngang sổ thẳng trong các vườn cảnh mang phong cách Baroque ở châu Âu, vườn cảnh phương Đông chú ý vẻ đẹp kín đáo, “ cảnh quý hồ thâm, bất khúc bất thâm” , cảnh quý ở chổ sâu lắng, không quanh co thì không sâu; vì thế lối đi trong vườn cảnh phương Đông thường quanh co khúc khuỷu, lối đi được xử lý công phu để từng bước đi có thể cảm nhận hoàn chỉnh ý tường mỗi cảnh trong vườn. Lối đi có chổ dừng chân, có khi rảo bước để “ động quan lưu thủy, tỉnh quan san”, lấy ảo trong thực, lấy thực trong ảo.

Về phương diện kỹ thuật, vật liệu sử dụng làm lối đi trong vườn được khuyến cáo nên phù hợp với cảnh quan chung; tất cả các chất liệu: vữa xi măng, bê tong, đá chẻ, gạch nung, sỏi, xỉ than, vỏ cây, mũn cưa, lá thong…đều có thể làm bề mặt lối đi; tuy nhiên với mỗi cảnh thì nên có chất liệu phù hợp. Lối đi chính cần đủ rộng để cho phèp hai người đi cạnh nhau( nếu muốn có bạn song hành) hoặc để cho xe hai bánh đẩy tay có thể di chuyển dễ dàng chuyên chở vật liệu chăm sóc bảo dưỡng vườn cảnh; như vậy bề rộng lối đi có thể tư 0,9-1,2m. Trường hợp diện tích vườn hẹp, lối đi ngóc ngách, quanh co, bề rộng tối thiểu cũng không nên dưới o,6m.

KỸ THUẬT THI CÔNG

Lối đi thẳng tắp chia theo cơ giới thì dễ thi công, tuy nhiên lối đi quanh co sẽ tạo nhiều thú vị hơn. Chiều dài hoặc số lượng lối đi phụ thuộc vào kích thước vừon cảnh và tổ chức không gian tạo nên cảnh được thiết kế ban đầu theo ý tưởng người sử dụng. Trước tiên, đánh dấu vị trí lối đi trong vườn bằng cách cắm mốc, kẻ lên đất,đóng cọc căng dây theo bản thiết kế về chiều ngang cũng như chiều dài lối đi. Đào sâu xuống đất 20cm, sau đó lấp đầy xà bần, nện kỷ lưỡng. Bởi vì lối đi mang tính hữu dụng, nên cần phải đặt trên phàn nền vững chắc, đồng thời phải chú trọng đến sự thoát nước bề mặt và ngăn ngừa sự rạn nứt về sau, đặc biệt ở vùng đất bùn hay đất sét nặng. Vùng đất gò hoặc đất thịt pha cát, đất đã ổn định  chỉ cần đào xuống một độ sâu nhất định khoảng gấp hai lần bề dày chất liệu sử dụng làm bề mặt lối đi.

Lối đi bằng vữa xi măng, bê tong trộn sỏi(hình 1) dễ thực hiện và giá thành không cao. Lưu ý nên có những độ hở nhất định hoặc có ron (joint) theo từng đoạn để tránh sự giãn nở bề mặt và hạn chế được vết nứt kéo dài khi bề mặt lối đi đã rạn; bề rộng khe hở từ 1-1,5cm.

Đá phiến lót bề mặt lối đi bao gồm các loại đá phiến có hình vuông, hình chữ nhật có cùng kích thước hoặc những phiến đá không đồng nhất về kích thước, cũng như hình dạng bất định(hình 2).Những loại này có bề dày từ 1,5-2cm; sau khi gia cố nền đường như đã nêu trên thì sử dụng đá phiến lót trên bề mặt. Thông thường những phiến đá vuông góc, dễ thi công và được sắp xếp đơn giản và tuần tự xếp dọc theo chiều dài lối đi . Đá phiến không đồng nhất thì nên đặt những phiến to trước, sau đó lắp đây những khoảng trống còn lại bằng những phiến nhỏ hơn, cuối cùng nên giữ độ hở giữa những phiến đá không vượt quá 2,5cmvà cố gắng giữ các khe hở tương đối đồng đều. Sau cùng tram những khe hở bằng vữa xi măng hoặc đất dể trồng cỏ chỉ nhằm tránh sự dịch chuyển của các phiến đá. Phần rìa lối đi cũng nên đặt những phiến đá to , vì nếu đặt những phiến đá nhỏ có thể dễ bị lật nghiêng nếu ta bước lên đó.

Gạch nung thích hợp để lót bề mặt lối đi thẳng hơn là lối đi quanh co(hình 3). Loại này cũng lắp cho những kiểu ít phức tạp, ngay hang thẳng lối để hạn chế phải cắt gạch . Đôi khi người ta cũng dùng gạch nung để làm đường viền bên ngoài lối đi.

Sỏi, đá dăm cũng được dùng để rãi trên bề mặt lối đi trong vườn (hình 4). Hai loại vật liệu này làm cho lối đi thêm phần mềm mại, duyê dáng. Tuy nhiên phải xây gờ chắn và nền đường phải được nén kỹ trước khi rãi sỏi hoặc đá dăm.

Vỏ cây, lá thông, mùn cưa là những chất liệu mà người ta có thể dùng hổn hợp này để phủ lên mặt lối đi ở những khu vực đặc biệt cần tạo nét hoang sơ tự nhiên. Với loại chất liệu hữu cơ nàytạo cho người đi dạo có cảm giác mềm mại êm đềm. Dể tạo lối đi như vậy, có thể đào sâu xuông15cm, lấp một lớp xà bần, đá mi hoặc xỉ than 10cm , trên cùng là lớp vỏ cây, lá thông, mùn cưa dày 5cm. Đường viền lối đi nên làm bằng gạch nung, súc gỗ, hoặc vữa xi măng giả gỗ cho phù hợp hơn.Sau một thời gian phơi nắng, phơi sương màu sắc sẽ hài hòa và tạo ne lối đi hoàn hảo. Tất nhiên, vì là hợp chất hữu cơ sẽ phân hủy theo thời gian, nên định kỳ phải cho thêm vào bề mặt hổn hợp này hoặc có thể thay mới.

Đá lót chân thường được sử dụng vì nó tạo thành lối đi uyển chuyển, linh hoạt và dễ dàng thay đổi theo ý muốn. Phiến đá granit có hình dạng bất định, độ dày từ 5-10cm , khi lắp đặt cần chú ý bề mặt phiến đá phải nằm trên mặt phẳng ngang, mặt phiếm đá hơi gồ ghề để tranh1 trơn trợt. Hoặc có thễ đúc bằng bê tong bên trên có sỏi; tuy nhiên nên đúc thành những phiến có kích thước khác nhau, hình dạng bất định và tất nhiên phải có độ dày bằng nhau. Nếu đúc thành những phiến đồng nhất thì dễ lót theo ý muốn và chính xác, nhưng nó mang đến sự đơn điệu. Khoảng cách giữa tâm hai phiến đá nên bằng chiều dài bước chân khi đi thong thả (khoảng 60-65cm).

Lối đi trong vườn cảnh không chỉ đơn giản mang ý  nghĩa để sử dụng đi từ nơi này đến nơi khác. Lối đi là đường nét cơ bản trong phương án thiết kế vườn cảnh và phân cảnh một cách hữu hiệu nhất. Vì thế, lối đi phải được phác thảo trước và khi thi công phải được chăm chút để phát huy tác dụng hữu hiệu nhất đối với cảnh quan chung từ khả năng tiềm tang của nó.

 

Leave a Comment