Rau gia vị trong ẩm thực Việt Nam

Rau gia vị làm nên hương vị đặc trưng của các món ăn Việt nam, nói cách khác khi chế biến món ăn ngon thì cần phải có sự kết hợp hài hòa những chất dinh dưỡng với nhiều loại rau gia vị như ớt, tỏi, hành, thìa là, gừng, riềng, nghệ…tạo nên món ăn khoái khẩu đáp ứng nhu cầu ẩm thực vừa là vị thuốc Nam để phòng chữa các loại bệnh thông thường.

rau gia vị
cây gừng

Rau gia vị thường rất dễ trồng và khoảng vài tháng là có sản phẩm rau an toàn để thu hái sử dụng, rau gia vị có thể trồng xuống đất hay trồng chậu, trên khay trong những căn nhà đô thị thành phố vừa tự túc nguồn rau sạch, vừa làm cây cảnh trang trí.

1. Giá trị dinh dưỡng của rau gia vị

So với các loại rau khác thì số lượng rau gia vị dùng trong ẩm thực ít hơn nhưng giá trị dinh dưỡng của nó rất cao.

Ví dụ : trong 100g rau kinh giới thì có 110 mg viatmin C, trong 100g ớt thì có 250 mg Vitamin C…( theo tài liệu của Viện Dinh Dưỡng quốc gia)

Còn về giá trị thuốc Nam thì không có loại rau nào thay thế được rau gia vị, vừa giúp tăng sự ngon miệng vừa tăng sức khỏe cho người dùng.Một loại rau gia vị có thể chế biến cho nhiều món ăn khác nhau.

Ví dụ: món Bún bò Huế thì không thể thiếu vị sả, riềng, ớt…

 Món cá kho tiêu không thể thiếu vị hành, tỏi,ớt…

2. Rau gia vị giúp cân bằng âm dương trong y học cổ truyền

Trong đánh giá các món ăn theo y học cổ truyền thì có món ăn tính nhiệt ( nóng), tính hàn ( lạnh), tính bình ( mát), tính ấm ( giữa tính nhiệt và bình)…đây cũng là cơ sở để các lương y bốc thuốc dân tộc.

Vị thức ăn cũng được phân loại theo Âm-Dương như sau: chua là cực âm, cay là cực dương. Từ âm đến dương là chua, ngọt, mặn, đắng, cay.

Vị cay ( ớt, tiêu, gừng..) tạo nên cảm giác nóng, tăng sự tuần hoàn máu trong cơ thể, nếu kết hợp vị chua và cay sẽ có khả năng kích thích  dịch vị tạo sự ngon miệng.

Người hay bị lạnh bụng, ruột yếu nên thường xuyên dùng thức ăn có thêm gừng như canh cải xanh thêm ít lát gừng tươi, cháo lòng ăn kèm gừng cắt nhuyễn,….hay bị cảm lạnh thì ăn cháo gừng, bị cảm sốt thì ăn cháo hành…

3. Các cách chế biến rau gia vị

Rau gia vị dùng để ăn sống: rau ăn sống cho vị giòn, thơm và mùi đặc trưng hấp dẫn. Người ta thường trộn rau ăn lá, rau gia vị thành hổn hợp rau sống ăn kèm với món kho món canh lẩu rất ngon.Tuy nhiên rau ăn sống cần đảm bảo là rau sạch an toàn.

– Rau gia vị trong món rau luộc: khi luộc các loại rau lá thường kèm thêm một ít rau gia vị để thêm mùi hấp dẫn , lưu ý không nên luộc quá chín sẽ làm mất mùi đặc trưng của rau gia vị.Có thể dùng phương pháp chần sơ qua nước sôi làm cho rau gia vị vừa tái mà vẫn giòn thơm.

– Rau gia vị dùng nấu canh: chủ yếu làm gia vị tăng thêm mùi thơm ngon, tạo nên món ăn đặc trưng vùng miền như canh chua, canh cua, bún riêu…

Rau gia vị trong món xào: được dùng phổ biến như thịt bò xào củ hành, hến xúc…

Rau gia vị trong món gỏi ( nộm): đây là món kết hợp chua cay mặn ngọt âm dương hài hòa rất được ưa chuộng.

Rau gia vị dùng làm nước chấm: rất phong phú như nước mắm chanh ớt, nước mắm gừng, nước mắm me, nước chấm tương xay, măm tôm tép,….

 Theo rau gia vị – GS.TS Nguyễn Văn Luật

Leave a Comment